Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)
1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?
2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?
3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?
4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7đ)
Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Tham khảo:
1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :
"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
- Hình ảnh "sóng" trong câu 3 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.
- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!
2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :
"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
-> Hai câu thơ bi hùng ấy có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc cay xè mũi, rưng rưng. Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.