Quảng Bình có mẹ anh hùng
Dưới bom đạn Mỹ, qua sông đưa đò
Thân mình mẹ chẳng có lo
Một lòng góp sức diệt thù ngoại xâm
Là ai ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời :Mẹ Suốt
-Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1908-1968), là một nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.
Mẹ Suốt
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1908-1968), là một nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.
Mẹ Suốt đang chèo đò
Bà sinh năm 1908 tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Bà sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo, thuở nhỏ đã phải đi ở đợ suốt 18 năm. Sau Cách mạng tháng 8, bà mới lấy chồng, làm nghề chèo đò kiếm sống. Bà sinh ra 3 người con, 2 gái, 1 trai.
Năm 1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, bà đã 58 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ. Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.
Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Cuối năm 1968, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, bà ngừng công việc chèo đò, di chuyển lên vùng cao hơn. Ngày 21 tháng 8 năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc Mỹ. Sau đó bà được Nhà nước công nhận liệt sĩ.
Năm 1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng mẹ Suốt. Bức tượng được khánh thành năm 2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến.
Bài thơ Mẹ Suốt
Tháng 11 năm 1965, nhà thơ Tố Hữu, lúc đó là Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, đến Đồng Hới, Quảng Bình. Sau khi nói chuyện với mẹ Suốt (4 tháng 11), nhà thơ đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt. Ngay sau khi ra đời, bài thơ được đăng trên Báo Nhân dân và đã trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò...
Xuân Diệu có lần bình hai câu thơ "Ngẩng đầu mái tóc... biển tung, trắng bờ", cho đó là hình ảnh đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong thơ ca xưa cũng như nay. Bài thơ còn trở nên quen thuộc qua giọng ngâm của cố nghệ sĩ Châu Loan, trong đó nghệ sĩ Châu Loan đã thành công trong việc sử dụng làn điệu ca Huế trong ngâm thơ.
1 >Sĩ gì tô vẽ giang sơn
Điểm trang gấm vóc đẹp tươi muôn phần ?
=>Họa sĩ
2>Quảng Bình có mẹ anh hùng
Dưới bom đạn Mỹ , qua sông đưa đò
Thân hình mẹ chẳng có lo
Một lòng góp sức diệt thù ngoại xâm ?
=>Nguyễn Thị Suốt
1. Nghề họa sĩ.
2. Mẹ Suốt ( người làm nghề chèo đò chở cán bộ qua sông trong những năm kháng chiến chống Mỹ)
\(a,\)
- Chủ ngữ: Anh
- Vị ngữ: rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.
\(b,\)
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Hết lựu đạn của mình
- Chủ ngữ: anh
- Vị ngữ: lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy.
- Từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ.
Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương khắc họa được hình ảnh mẹ Suốt trở nên chân thực, sinh động, đậm chất Trung Bộ
chi ơi
mấy cái đại diện này đọc nản lắm
mấy câu thơ còn thấy hay
bạn vào đây này:
http://gamehub.vn/hub/dap-an-game-qua-song-iq-day-du-moi-nhat.18331/
Gọi lần lượt các con trai từ đứa lớp nhất tới đứa bé nhất là a,b,c,d
Cho người mẹ chở đứa bé a,c qua trước rồi quay trở lại chở đứa b,d đi làm như thế mỗi cặp con đều cách nhau 2 tuổi và vừa đủ số người mà thuyền chở được
Bài làm này sai khi người mẹ có 2 người con bằng tuổi nhau tức là sinh đôi đó
nhớ lai cho minh nha!!!!
* Luận điểm : Lòng can đảm
* Luận cứ :
- Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn, thử thách của bản thân, đối diện với chính mình.
- Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi có lòng can đảm, nghĩa là ta đa nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng, giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách. Cần phê phán con người hèn nhát, không dám đương đầu với những thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta cần học cách đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính bản thân mình
Tham khảo:
Có ý kiến cho rằng cuộc gặp gỡ bất ngỡ của chú bé Hồng với người mẹ trên phố là bài ca của tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Thật vậy! Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Bài làm
" Quảng Bình có mẹ anh hùng
Dưới bom đạn Mỹ , qua sông đưa đò
Thân hình mẹ chẳng có lo
Một lòng góp sức diệt thù ngoại xâm ? "
Đáp án: Nguyễn Thị Suốt ( người làm nghề chèo đò chở cán bộ qua sông trong những năm kháng chiến chống Mỹ )
# Học tốt #
mẹ Nguyễn Thị Suốt