K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài 1 : 

Khiên tốn: 

C1:  có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.

C2: Trái nghĩa với kiêu, kiêu căng, kiêu ngạo

Hân hoan:

C1: vui mừng, biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ

C2: đồng nghĩa:  hoan hỉ

Chào đón

C1: (Trang trọng) hân hoan đón mừng

C2:  đồng nghĩa: đón chào

Quy tắc: 

C1: những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó (nói tổng quát)

C2: đồng nghĩa: luật lệ

Chia sẻ

C1: cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu

C2: đồng nghĩa: chia sớt, san sẻ

bài 2 :

Vì sao truyện Sơn Tinh Thủy Tinh được coi là truyền thuyết,Sơn Tinh Thủy Tinh,Ngữ văn Lớp 6,bài tập Ngữ văn Lớp 6,giải bài tập Ngữ văn Lớp 6,Ngữ văn,Lớp 6

bài 3:

Vào đời Hùng Vương đời thứ mười tám, có một người con gái gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình lại hiền dịu nên ta rất mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi cập kê, vua cha muốn kén cho con một chàng rể thật xứng đáng. Vì vậy, đã cho người đi loan báo khắp nơi, mong tìm được chàng rể ưng ý.

Chẳng bao lâu sau đã có hai chàng trai đến cầu hôn. Ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng Hùng Vương đã có phần ưng ý lắm. Một ngưòi tự xưng là Sơn Tinh, tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ hùng dũng và oai phong. Sơn Tinh mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Ta và triều thần ai nấy đều khâm phục hết sức. Người thứ hai cũng hùng dũng không kém. Người đó tự xưng là Thủy Tinh, sống ở miền nước thẳm. Sơn Tinh có thân hình to lớn, tóc xanh, xoăn tít. Vị chúa vùng nước thẳm khoác trên mình bộ giáp bằng vảy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa đuợc vung lên thì ờ đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ một lát sau, mưa trút xuống ào ào, khiến tất thảy đều kinh sợ. Cả hai người đều tài giỏi, đều xứng đáng làm rể ngài. Nhưng Hùng Vương chỉ có một người con gài, biết nhận lời ai, từ chối ai. Suy nghĩ đắn đo mãi không được, ngài bèn triệu các Lạc hầu, Lạc tướng vào bàn bạc. Sau khi bàn bạc xong xuôi, ngài phán như sau:

-   Cả hai Ngài đều vừa ý ta. Song ta chi có một người con gái, biết gả cho ai bây giờ? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến truớc, ta sẽ gả con gái cho người đó.

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đồng ý với quyết định của ta. Hai chàng còn hỏi ta lễ vật gồm những gì. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng vì có phần ưng Sơn Tinh hơn nên lễ vật ta đưa ra gồm toàn những thứ có thể dễ dàng tìm thấy ở trên cạn: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

Quả thực, trời không phụ lòng người. Sáng tinh mơ hôm sau, khi Hùng Vương còn đang yên giấc, Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước điện. Lễ vật đã đầy đũ, ta cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương về núi. Đoàn rước dâu vừa đi được một đoạn thì Thuỷ Tinh đem lễ vật đến. Nghe tin Hùng Vương đã gả Mị Nương cho Sơn Tinh, Thủy Tinh điên cuồng giận dữ, đem quân đuổi theo.

Đức vua không thể khuyên giải được nên cho người phi ngựa hỏa tốc báo tin cho Sơn Tinh. Nghe tin, Sơn Tinh không hề nao núng mà còn động viên để Hùng Vương yên tâm. Nhưng lòng đức vua như có lửa đốt khi nghĩ lại ánh mắt đỏ ngầu, tiếng thét man rợ của Thuỷ Tinh lúc nghe tin mình đến trễ, không cưới được vợ. Cùng lúc đó, từ phía cung điện, đức vua lại nhìn thấy những vầng mây đen cùng những cơn cuồng phong đang ùn ùn kéo tới chỉ chờ đợi nhấn chìm thành Phong Châu của ngài trong biển nước. Một dự cảm không lành ngập tràn trong lòng ta. Quả thật, điều ta lo sợ đã xảy ra. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước làm ngập nhà cửa, làng mạc. Thành Phong Châu dần dần ngập chìm trong nước. Hùng Vương và triều thần tìm mọi cách đưa người dân lên núi cao lánh nạn mà trong lòng vần không nguôi lo lắng cho vợ chồng Mị Nương. May thay, trước những đòn tấn công dữ dội của Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng không hề thua kém, một tay bốc từng quả đồi, một tay dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước dữ. Binh tôm, tướng cá của Thuỷ Tinh kéo đến đâu đều bị mãnh hổ và voi trắng hạ gục đến đấy. Nước dâng cao lên bao nhiêu thi đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận đánh càng ngày càng gay go ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về trong nhục nhã ê chề.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Vào những ngày ấy, Hùng Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng góp sức cùng Sơn Tinh, mong chàng giành thắng lợi, mang lại bình yên cho muôn dân. Quả là như vậy, năm nào Sơn Tinh cũng giành thắng lợi, Thuỷ Tinh đánh mãi, mỏi mệt lại rút quân về. Nhưng sau bao lần thất bại mà Thuỷ Tinh vẫn không thôi ý chí báo thù, đúng như câu ca dao:

“Núi cao sông hãy còn dài

 Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”

câu 2 nè: Vì truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là loài truyện nhân gian kể về thời Vua Hùng thứ mười tám.

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như Sơn Tinh có thể dời núi , bốc đồi , Thuỷ Tinh có thể hô mưa , gọi gió...) .Truyện giải Thích hiện tượng lũ lụt đồng thời ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng.

22 tháng 8 2018

2)Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?- Vua Hùng kén rể- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh- Bài ca chiến công của Sơn TinhTên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì....................................................................................................................................... Gọi tên truyện Vua Hùng kén...
Đọc tiếp

Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?

- Vua Hùng kén rể

- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Bài ca chiến công của Sơn Tinh

Tên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì.......................................................................................................................................

 Gọi tên truyện Vua Hùng kén rể.....................................thích hợp vì.....................................................................................................

Gọi tên truyện Vua Hùng Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.........................thích hợp vì.........................................................................

Gọi tên truyện Bài ca chiến công của Sơn Tinh ......................thích hợp vì.................................................................................................

 

 

2
12 tháng 11 2018

hi bạn

25 tháng 9 2018

nếu đổi tên cho truyện thì không được vì những người viết ra chuyện thường lấy sự việc cũng như nhân vật chính để đặt tên cho câu truyện của họ

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:(1)  Vua Hùng kén rể.(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.a)   Em hãy chỉ ra sự...
Đọc tiếp

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

1
19 tháng 2 2019

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh

29 tháng 12 2017

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

5 tháng 1 2022

Thủy Triều là một hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày tại tất cả các bờ biển trên thế giới

Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ.

Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. 

- Thủy cung: là khu vui chơi giải trí trong nhà mô phỏng cảnh đại dương với các loại sinh vật đại dương để du khách ngắm nhìn, tham quan 

- Thủy thủ: là một người làm việc trên tàu thủy 

23 tháng 1 2019

Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy Tinh là người bại. Rồi theo cái lẽ thắng thua, định phận, định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về núi Tản, nên vợ nên chồng. Còn nước các triền sông lớn thì cứ hằng năm, đến kỳ, lại sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi... 

Lại cứ theo thế mà suy, sai cũng coi là cố nhiên, không còn gì phải đôi hồi, bàn cãi, và không thế, thậm chí không được nghi ngờ; vợ chồng Sơn Tinh sống rất hạnh phúc, tốt đẹp, mẫu mực tuyệt vời... 

Mà sự thực quả đúng là như thế. 

Nhưng, có điều, còn có một cái lẽ cố nhiên khác nữa, riêng nhỏ âm thầm, cái lẽ cố nhiên trong lòng những người con gái lấy chồng xa: nỗi nhớ nhà. 


Mỵ Nương nhớ nhà, nhớ cha mẹ lắm. Mà Sơn Tinh thì bận lắm. Vợ lại hết mực trọng chồng, không muốn một bợn nhỏ làm bận lòng chồng. Chồng thì xiết bao tin vợ và tự tin mình. Niềm tự tin lúc nào cũng dày dặn, bền chắc. Cho nên nỗi nhớ của Mỵ Nương cũng phải chịu phận sống len lỏi âm thầm, có lúc còn phải tàng hình, tan biến vào những ánh mắt chào đón rạng rỡ, vào những nụ cười hơn hớn tươi vui. Mà càng như thế, thì nỗi nhớ ấy, cái lẽ cố nhiên ấy, lại càng day dứt, ngún cháy nồng đượm, cồn cào. 

Mỗi năm, Sơn Tinh đưa vợ về thăm lại quê nhà một lần. Là người trí lực kiên cường, quảng kiến và ngăn nắp, đã bao nhiêu năm Sơn Tinh chưa một lần thực hiện sai chệch những ấn định của mình. Những ngày về thăm Phong Châu ấy bao giờ cũng thật huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo. 

Mỵ Nương biết ơn chồng lắm. Nàng cố nương theo, khuôn mình, không để cợn cạo trong cái dòng chung huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo ấy... Để chờ cái phút được chạy gấp tới, ùa vào lòng cha mẹ, mặc những giọt nước mắt mừng tủi ứa ra... Chưa nói đến những ngày vui ấy trôi qua thật nhanh, thật bé xíu, ngắn ngủi. Bao giờ, bao giờ cho đến ngày này sang năm nữa? 

Tự nhiên một hôm Mỵ Nương đánh bạo xin phép Sơn Tinh cho nàng về thăm quê một mình. Và Sơn Tinh, như thường khi, lập tức bằng lòng. 

Đường về Phong Châu, Mỵ Nương đi như gió chạy, nhẹ bỗng, tung 
tăng. Miệng chỉ chực cười, chực reo, chực hát. 

Về được một ngày, trọn vẹn riêng tư với cha mẹ, anh em, sớm hôm 
sau, buổi sớm đầu tiên thức dậy tại quê cha, chợt Mỵ Nương xốn xang muốn dạo ngược lên núi, tới tận con suối nhỏ đầu nguồn, nơi nàng nhớ mình đã tắm lần đầu, từ khi biết nhớ, biết nghĩ, từ khi mình còn là một cô bé. Từ xa, đang còn nhón gót lướt trên những giọt sương mai long lanh đầu những ngọn linh thảo xanh mởn, Mỵ Nương đã nghe tiếng róc rách. Tiếng róc rách như cả tuổi thơ thóc mách, giòn giã mà thổn thức, đang đợi nàng đã bao nhiêu năm... 

Khoang suối trong vắt như vành gương trước mặt. Hơi nước lượn vờn như sương khói khơi vơi huyền ảo. Cái mát tinh khôi thấm vào da thịt. Tự nhiên Mỵ Nương nghẹn ngào. Diềm mi ấm dội lên, nước mắt ứa ra. Mà môi nàng là nét cười, nét cười thơ dại, ngây ngây. 

Ngoắt đầu, phẩy tay điệu đàng và thoáng chút nghịch ngợm, ra hiệu cho những thị nữ theo hầu cuối cùng rời gót. Bước xuống viền suối, để nước vờn liếm quanh bàn chân đỏ dậy của mình. Mắt nhìn xuống, như hút lên, như thấm cái mầu đỏ hồng ấy lan tỏa cả lên gương mặt. Thong thả ngoái lại sau... không còn ai cả. 

... Mỵ Nương cởi xiêm y. 

Ngấn nước vừa chớm chạm ngực thì, như không nén nổi nữa, Mỵ 
Nương bất giác đưa hai tay vuốt xõa đổ suối tóc mây bồng bay lên, giang hai tay, mắt nhắm nghiền lại, nàng nhảy ào, trằn mình uốn lượn giữa dòng suối và buột lên tiếng hát trong vắt. 

Chợt tiếng hát ngừng bặt, Mỵ Nương thốt rùng mình. Nàng hoàn toàn cảm thấy, không thể nhầm lẫn, dòng suối đang ôm xiết vuốt ve lấy thân thể nàng là một đôi tay cường tráng mà đắm đuối, dịu dàng của một da thịt, một con người... Mỵ Nương thoáng nghe thấy, lọc qua tiếng nước rì rào, róc rách, có tiếng đập gấp gáp rộn ràng, như dưới đáy suối có một trái tim bồi hồi. Tự nhiên, Mỵ Nương giang rộng đôi tay ôm nước, như đón nhận... rồi đột ngột quẫy mình, quay ngoắt vào bờ, với lấy váy áo. 

Mỵ Nương đã ở trên bờ đá. Những giọt nước tí xíu vẫn đang trôi bịn rịn trên da thịt nàng, trước khi tuột hẳn, nhập lại vào dòng suối. Những giọt nước ấy ánh sắc hồng ngọc, dần tụ lại và đột khởi, trong không gian tĩnh lặng, như dội cả dòng suối lên. Nước suối cuộn sóng, dựng đứng lên, thành một chàng trai tuyệt vời đẹp và buồn. 



"Trời, Thủy Tinh... Sau biết bao nhiêu năm rồi..." Mỵ Nương khẽ cúi đầu, bắt gặp bờ vai trần của mình vẫn ngời ngợi sáng lên và nàng thấy không còn một chút sợ hãi bỡ ngỡ nào nữa trong lòng. Nàng chợt thấy mình e ấp mà chủ động, mà ở ngoài mọi cương tỏa, như phút nàng đứng sau rèm ngày vua cha kén rể. Nàng thấy mình trinh nguyên. Mắt tai thông thính sáng láng lạ thường... 

- Mỵ Nương em có nhận ra tôi không? 
- Dạ... 
- Vậy thì tôi là ai? Em hãy gọi tên tôi. Hãy gọi tên tôi một lần. 
- Chàng đã không tin em rồi... 

Mỵ Nương khẽ ngước mắt lên. Mắt nàng không định mà hơi chau lại. Mỵ Nương không tự ái, nàng chỉ nghĩ rằng mình có quyền nghịch ngợm một chút. Nhanh nhẹn, dứt khoát, Mỵ Nương mặc váy áo, đứng dậy chắp tay, thi lễ: 

- Em về. 
Mỵ Nương bước đi và lắng nghe sau lưng mình, tịnh không có một tiếng động. Chỉ một làn sương bụi nước ấm thơm ngát bỗng lan tỏa, hồng hồng bao lấy Mỵ Nương mà không lấp, không che lối về của nàng. 

Nhưng chỉ bền gan được chừng mươi bước chân, Mỵ Nương quay phắt lại. Làn sương ấm đã cuồn cuộn thành một bồng mây óng ánh ngũ sắc chợt tan biến. Gương suối lặng tờ. Thủy Tinh đã biến mất. 

Mỵ Nương chạy ào xuống suối, thảng thốt: 

- Ôi, Thủy Tinh... 

Suối cuộn sóng, một bồng nước dâng, đưa Mỵ Nương giạt lên bờ, ở chỗ lúc nãy nàng ngồi. Những đọt nắng sớm xuất hiện, tãi ấm trên xiêm y, thân thể nàng. Những giọt nước óng ánh trên tóc Mỵ Nương, như châu ngọc li ti. 

- Thế là được rồi. Tôi đã được nghe tiếng em gọi tôi thật lòng... Sau bao năm... 

Tiếng Thủy Tinh vang lên, trầm ấm. Và Mỵ Nương thấy chàng lại sừng sững đứng đó, giữa tim suối. Thật đẹp và thật buồn. 



- Hãy nghe tôi... Hãy ngồi yên đó và nghe tôi thôi. Không thì không sao tôi bình tĩnh nổi... Tôi hoàn toàn hiểu rằng chỉ có lần gặp gỡ này thôi, muôn đời tôi sẽ không còn gặp được em nữa. Tôi hiểu em là gái đã có chồng, em sống tuyệt vời hạnh phúc và mẫu mực. Còn tôi: một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc, nguyền rủa và cô đơn. Nỗi cô đơn mênh mông, cồn cào, như cả xứ sở đầy sóng gió, biển cả và đại dương của tôi. Nhưng tôi yêu... Tôi đã yêu em, từ lâu lắm rồi cho đến mãi mãi. Từ khi em còn là một cô bé con... Ngày ấy, ngày em lần đầu tiên lên tắm ở tận con suối đầu nguồn này, em còn bé và tôi còn trẻ lắm, tuy cũng đã là Chúa Biển rồi... Ngày ấy, tôi đã biết em, đã tan hòa trong những giọt nước, nô giỡn, cười vui thỏa thích cùng em. Vì ngày ấy, tôi đã tự nhiên cứ muốn một lần được lang thang từ biển vào sông, muốn đi ngược lên mãi và tôi đã đến tận đây, tận nguồn này, gặp đúng ngày đầu tiên em được phép phụ vương nhào mình xuống suối. Rồi tôi phải về biển... Nhưng lòng ước tính từng năm để rồi quyết, để rồi không nén được sẽ phải đến nói cho em, cho phụ vương em rõ tình yêu của tôi. Tôi lên bờ đất Phong Châu để nhận tin phụ vương đã dựng lầu kén chồng cho em. Tôi đã gặp Sơn Tinh nơi quán dịch. Biết bao chàng trai khi nhìn thấy hai chúng tôi đã đành lẳng lặng xếp khăn gói, lủi thủi ra về. Thật tội, nhưng biết làm sao? Họ là những người thường và họ biết rõ thứ hạng của chúng tôi: những thần nhân. Sơn Tinh thì chỉ nói với tôi: Chàng nghe nói vua Hùng kén rể, lại cũng nghe nói cô con gái vua ngoan lắm, đẹp lắm. Sơn Tinh còn nói thêm: "Người thần mà lấy con vua, thực là một việc hợp lẽ". Rồi chàng đi ngủ, thật thanh thản, đàng hoàng, dáng nằm thật thư thái, uy nghi. Chàng ngủ rất ngon. Còn tôi lúc ấy, tôi đã không sao ngủ được, lòng chỉ còn cồn cào một ý nghĩ làm sao gặp được em, thấy được em. Đã bao lần tôi định lẻn trốn ra ngay trong đêm tìm đến chỗ em. Nhưng rồi tôi biết em đã ở trong cung cấm. Và... ý nghĩ cuối cùng khiến tôi đành nén lòng nằm yên chờ sáng... "Biết đâu, em cũng đang ngủ rất ngon, rất say. Thực vô duyên nếu quấy rầy em, nếu làm em dở giấc". 

- Không, thưa chàng, đêm ấy em cũng không sao ngủ được... 

- Cảm ơn, cảm ơn em. Đó, tôi và em cứ có những cái giống nhau, những cái trùng nhau vô bổ, vô tích sự, những cái tương hợp chẳng để làm gì ấy như thế đấy... Ô hô! Cuộc đời... Và buổi sáng đã đến... Cả hai chúng tôi được gọi vào chầu phụ vương em cùng một lúc. Cái đường bệ, thong thả ung dung của tôi chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài. Mắt tôi đầu tiên đã đặt vào khoảng rèm thoáng lay động sau lưng nhà vua. Có phải em đứng chỗ đó không? 
- Dạ, đúng... 

- Chợt nhớ phải giữ ý, không thể nhìn vào đó mãi, tôi đành đăm đăm dõi vào gương mặt cha em. Và như đền bù cho tôi, hai cha con em giống nhau lắm. Tôi gạn được biết bao nét từ cha em thành em. Tôi quên mất, ánh mắt của tôi đã làm ông ở ngay phút đầu dễ có gì ngài ngại, thậm chí khó chịu với tôi. Vừa thi lễ xong, đã nghe lời cha em hỏi: "Chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?". Tôi đã không hiểu ngay lúc ấy. Mãi sau này tôi mới thấy trong câu hỏi ấy có cái oái oăm của một đấng quân vương, cái nếp quen triệu tập mọi người đến vì ý mình rồi lại bâng quơ hỏi nói như phải miễn cưỡng tiếp người ta như không, lẫn cái lối giữ giá của nhà có con gái, dẫu đang ở ngôi chúa tể... Và điều không may mắn nhất, điều lú lẫn nhất của tôi là tôi đã không thấy trước ở đó một lời gợi ý, một điểm nếu thuận theo thì lợi, nếu trật thì mất điểm, thua thiệt ngay thuở đầu. Tôi chỉ lăm lăm bộc bạch, không màng tới đua tranh, khi thua rồi, khi mất em rồi, mới nghĩ lại tất cả. Tôi đã không để ý tới tiếng "việc" (chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?) Và Mỵ Nương ơi, có phải là hôm ấy, tôi đã bước lên trước và trả lời trước... 

- Vâng, thưa chàng, đúng như vậy. Em cũng có thể nói thêm để chàng rõ: chính vì thế mà trong hai chàng, kỳ thực và tính thật đúng đến từng khắc, thì chàng lại là người mà em biết trước, biết tên, nhìn được mặt, được người trước. Bởi vì chỗ em đứng khuất một thân cột và viền rèm, khiến chỉ có ai bước lên một bước nữa hôm ấy mới qua chỗ khuất và em mới được nhìn thấy. Vì vậy mà em hoàn toàn nhớ: chính chàng đã bước lên trước, đã trả lời trước... 

- Và em có còn nhớ câu trả lời của tôi không? 

- Thủy Tinh ơi, em không muốn một lần nữa nhắc rằng: chàng đã không tin em, cũng không muốn một lần nữa rời gót khỏi nơi đây, để rồi lại phải chạy lại... Em muốn nói với chàng một lời: Vì sao chàng cứ thích nhắc lại những lời ấy, nó có làm cho chàng dịu bớt được một điều gì đâu? Không nhắc lại thì nói cũng có làm cho chàng mất mát thêm điều gì đâu?... Thủy Tinh ơi, chàng đừng giận nhé, em cảm thấy chàng chẳng có gì khác ngày ấy cả. Chả có gì lớn hơn, từng trải hơn, điềm đạm hơn, thiết thực hơn cả... Không nên như thế, em cảm thấy thế, mong cho... 

- Thôi thì tôi sẽ đè bẹp nốt cả cái mong muốn cứ chốc lát lại được nghe tiếng em, dù chỉ một tiếng "có" hay "không"... Thôi thì em lại nghe tôi nhé... 

Tôi đã bước lên, nói ngay điều có từ hơn mười năm trước. Tiếng tôi là tiếng sóng cồn lên, va đập: 

- Tôi đến đây để bộc bạch với Người tình yêu của tôi với Mỵ Nương, con gái Người. 

Và Sơn Tinh, quả thật, thâm trầm điềm đạm như núi và khôn ngoan vững vàng như đất, đã thong thả cất tiếng sau tôi: 

- Kính thưa bệ hạ, thần đến đây để xin được cưới công chúa Mỵ Nương, được trở thành con cái trong nhà của triều Hùng.Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy Tinh là người bại. Rồi theo cái lẽ thắng thua, định phận, định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về núi Tản, nên vợ nên chồng. Còn nước các triền sông lớn thì cứ hằng năm, đến kỳ, lại sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi... 

Lại cứ theo thế mà suy, sai cũng coi là cố nhiên, không còn gì phải đôi hồi, bàn cãi, và không thế, thậm chí không được nghi ngờ; vợ chồng Sơn Tinh sống rất hạnh phúc, tốt đẹp, mẫu mực tuyệt vời... 

Mà sự thực quả đúng là như thế. 

Nhưng, có điều, còn có một cái lẽ cố nhiên khác nữa, riêng nhỏ âm thầm, cái lẽ cố nhiên trong lòng những người con gái lấy chồng xa: nỗi nhớ nhà. 


Mỵ Nương nhớ nhà, nhớ cha mẹ lắm. Mà Sơn Tinh thì bận lắm. Vợ lại hết mực trọng chồng, không muốn một bợn nhỏ làm bận lòng chồng. Chồng thì xiết bao tin vợ và tự tin mình. Niềm tự tin lúc nào cũng dày dặn, bền chắc. Cho nên nỗi nhớ của Mỵ Nương cũng phải chịu phận sống len lỏi âm thầm, có lúc còn phải tàng hình, tan biến vào những ánh mắt chào đón rạng rỡ, vào những nụ cười hơn hớn tươi vui. Mà càng như thế, thì nỗi nhớ ấy, cái lẽ cố nhiên ấy, lại càng day dứt, ngún cháy nồng đượm, cồn cào. 

Mỗi năm, Sơn Tinh đưa vợ về thăm lại quê nhà một lần. Là người trí lực kiên cường, quảng kiến và ngăn nắp, đã bao nhiêu năm Sơn Tinh chưa một lần thực hiện sai chệch những ấn định của mình. Những ngày về thăm Phong Châu ấy bao giờ cũng thật huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo. 

Mỵ Nương biết ơn chồng lắm. Nàng cố nương theo, khuôn mình, không để cợn cạo trong cái dòng chung huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo ấy... Để chờ cái phút được chạy gấp tới, ùa vào lòng cha mẹ, mặc những giọt nước mắt mừng tủi ứa ra... Chưa nói đến những ngày vui ấy trôi qua thật nhanh, thật bé xíu, ngắn ngủi. Bao giờ, bao giờ cho đến ngày này sang năm nữa? 

Tự nhiên một hôm Mỵ Nương đánh bạo xin phép Sơn Tinh cho nàng về thăm quê một mình. Và Sơn Tinh, như thường khi, lập tức bằng lòng. 

Đường về Phong Châu, Mỵ Nương đi như gió chạy, nhẹ bỗng, tung 
tăng. Miệng chỉ chực cười, chực reo, chực hát. 

Về được một ngày, trọn vẹn riêng tư với cha mẹ, anh em, sớm hôm 
sau, buổi sớm đầu tiên thức dậy tại quê cha, chợt Mỵ Nương xốn xang muốn dạo ngược lên núi, tới tận con suối nhỏ đầu nguồn, nơi nàng nhớ mình đã tắm lần đầu, từ khi biết nhớ, biết nghĩ, từ khi mình còn là một cô bé. Từ xa, đang còn nhón gót lướt trên những giọt sương mai long lanh đầu những ngọn linh thảo xanh mởn, Mỵ Nương đã nghe tiếng róc rách. Tiếng róc rách như cả tuổi thơ thóc mách, giòn giã mà thổn thức, đang đợi nàng đã bao nhiêu năm... 

Khoang suối trong vắt như vành gương trước mặt. Hơi nước lượn vờn như sương khói khơi vơi huyền ảo. Cái mát tinh khôi thấm vào da thịt. Tự nhiên Mỵ Nương nghẹn ngào. Diềm mi ấm dội lên, nước mắt ứa ra. Mà môi nàng là nét cười, nét cười thơ dại, ngây ngây. 

Ngoắt đầu, phẩy tay điệu đàng và thoáng chút nghịch ngợm, ra hiệu cho những thị nữ theo hầu cuối cùng rời gót. Bước xuống viền suối, để nước vờn liếm quanh bàn chân đỏ dậy của mình. Mắt nhìn xuống, như hút lên, như thấm cái mầu đỏ hồng ấy lan tỏa cả lên gương mặt. Thong thả ngoái lại sau... không còn ai cả. 

... Mỵ Nương cởi xiêm y. 

Ngấn nước vừa chớm chạm ngực thì, như không nén nổi nữa, Mỵ 
Nương bất giác đưa hai tay vuốt xõa đổ suối tóc mây bồng bay lên, giang hai tay, mắt nhắm nghiền lại, nàng nhảy ào, trằn mình uốn lượn giữa dòng suối và buột lên tiếng hát trong vắt. 

Chợt tiếng hát ngừng bặt, Mỵ Nương thốt rùng mình. Nàng hoàn toàn cảm thấy, không thể nhầm lẫn, dòng suối đang ôm xiết vuốt ve lấy thân thể nàng là một đôi tay cường tráng mà đắm đuối, dịu dàng của một da thịt, một con người... Mỵ Nương thoáng nghe thấy, lọc qua tiếng nước rì rào, róc rách, có tiếng đập gấp gáp rộn ràng, như dưới đáy suối có một trái tim bồi hồi. Tự nhiên, Mỵ Nương giang rộng đôi tay ôm nước, như đón nhận... rồi đột ngột quẫy mình, quay ngoắt vào bờ, với lấy váy áo. 

Mỵ Nương đã ở trên bờ đá. Những giọt nước tí xíu vẫn đang trôi bịn rịn trên da thịt nàng, trước khi tuột hẳn, nhập lại vào dòng suối. Những giọt nước ấy ánh sắc hồng ngọc, dần tụ lại và đột khởi, trong không gian tĩnh lặng, như dội cả dòng suối lên. Nước suối cuộn sóng, dựng đứng lên, thành một chàng trai tuyệt vời đẹp và buồn. 



"Trời, Thủy Tinh... Sau biết bao nhiêu năm rồi..." Mỵ Nương khẽ cúi đầu, bắt gặp bờ vai trần của mình vẫn ngời ngợi sáng lên và nàng thấy không còn một chút sợ hãi bỡ ngỡ nào nữa trong lòng. Nàng chợt thấy mình e ấp mà chủ động, mà ở ngoài mọi cương tỏa, như phút nàng đứng sau rèm ngày vua cha kén rể. Nàng thấy mình trinh nguyên. Mắt tai thông thính sáng láng lạ thường... 

- Mỵ Nương em có nhận ra tôi không? 
- Dạ... 
- Vậy thì tôi là ai? Em hãy gọi tên tôi. Hãy gọi tên tôi một lần. 
- Chàng đã không tin em rồi... 

Mỵ Nương khẽ ngước mắt lên. Mắt nàng không định mà hơi chau lại. Mỵ Nương không tự ái, nàng chỉ nghĩ rằng mình có quyền nghịch ngợm một chút. Nhanh nhẹn, dứt khoát, Mỵ Nương mặc váy áo, đứng dậy chắp tay, thi lễ: 

- Em về. 
Mỵ Nương bước đi và lắng nghe sau lưng mình, tịnh không có một tiếng động. Chỉ một làn sương bụi nước ấm thơm ngát bỗng lan tỏa, hồng hồng bao lấy Mỵ Nương mà không lấp, không che lối về của nàng. 

Nhưng chỉ bền gan được chừng mươi bước chân, Mỵ Nương quay phắt lại. Làn sương ấm đã cuồn cuộn thành một bồng mây óng ánh ngũ sắc chợt tan biến. Gương suối lặng tờ. Thủy Tinh đã biến mất. 

Mỵ Nương chạy ào xuống suối, thảng thốt: 

- Ôi, Thủy Tinh... 

Suối cuộn sóng, một bồng nước dâng, đưa Mỵ Nương giạt lên bờ, ở chỗ lúc nãy nàng ngồi. Những đọt nắng sớm xuất hiện, tãi ấm trên xiêm y, thân thể nàng. Những giọt nước óng ánh trên tóc Mỵ Nương, như châu ngọc li ti. 

- Thế là được rồi. Tôi đã được nghe tiếng em gọi tôi thật lòng... Sau bao năm... 

Tiếng Thủy Tinh vang lên, trầm ấm. Và Mỵ Nương thấy chàng lại sừng sững đứng đó, giữa tim suối. Thật đẹp và thật buồn. 



- Hãy nghe tôi... Hãy ngồi yên đó và nghe tôi thôi. Không thì không sao tôi bình tĩnh nổi... Tôi hoàn toàn hiểu rằng chỉ có lần gặp gỡ này thôi, muôn đời tôi sẽ không còn gặp được em nữa. Tôi hiểu em là gái đã có chồng, em sống tuyệt vời hạnh phúc và mẫu mực. Còn tôi: một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc, nguyền rủa và cô đơn. Nỗi cô đơn mênh mông, cồn cào, như cả xứ sở đầy sóng gió, biển cả và đại dương của tôi. Nhưng tôi yêu... Tôi đã yêu em, từ lâu lắm rồi cho đến mãi mãi. Từ khi em còn là một cô bé con... Ngày ấy, ngày em lần đầu tiên lên tắm ở tận con suối đầu nguồn này, em còn bé và tôi còn trẻ lắm, tuy cũng đã là Chúa Biển rồi... Ngày ấy, tôi đã biết em, đã tan hòa trong những giọt nước, nô giỡn, cười vui thỏa thích cùng em. Vì ngày ấy, tôi đã tự nhiên cứ muốn một lần được lang thang từ biển vào sông, muốn đi ngược lên mãi và tôi đã đến tận đây, tận nguồn này, gặp đúng ngày đầu tiên em được phép phụ vương nhào mình xuống suối. Rồi tôi phải về biển... Nhưng lòng ước tính từng năm để rồi quyết, để rồi không nén được sẽ phải đến nói cho em, cho phụ vương em rõ tình yêu của tôi. Tôi lên bờ đất Phong Châu để nhận tin phụ vương đã dựng lầu kén chồng cho em. Tôi đã gặp Sơn Tinh nơi quán dịch. Biết bao chàng trai khi nhìn thấy hai chúng tôi đã đành lẳng lặng xếp khăn gói, lủi thủi ra về. Thật tội, nhưng biết làm sao? Họ là những người thường và họ biết rõ thứ hạng của chúng tôi: những thần nhân. Sơn Tinh thì chỉ nói với tôi: Chàng nghe nói vua Hùng kén rể, lại cũng nghe nói cô con gái vua ngoan lắm, đẹp lắm. Sơn Tinh còn nói thêm: "Người thần mà lấy con vua, thực là một việc hợp lẽ". Rồi chàng đi ngủ, thật thanh thản, đàng hoàng, dáng nằm thật thư thái, uy nghi. Chàng ngủ rất ngon. Còn tôi lúc ấy, tôi đã không sao ngủ được, lòng chỉ còn cồn cào một ý nghĩ làm sao gặp được em, thấy được em. Đã bao lần tôi định lẻn trốn ra ngay trong đêm tìm đến chỗ em. Nhưng rồi tôi biết em đã ở trong cung cấm. Và... ý nghĩ cuối cùng khiến tôi đành nén lòng nằm yên chờ sáng... "Biết đâu, em cũng đang ngủ rất ngon, rất say. Thực vô duyên nếu quấy rầy em, nếu làm em dở giấc". 

- Không, thưa chàng, đêm ấy em cũng không sao ngủ được... 

- Cảm ơn, cảm ơn em. Đó, tôi và em cứ có những cái giống nhau, những cái trùng nhau vô bổ, vô tích sự, những cái tương hợp chẳng để làm gì ấy như thế đấy... Ô hô! Cuộc đời... Và buổi sáng đã đến... Cả hai chúng tôi được gọi vào chầu phụ vương em cùng một lúc. Cái đường bệ, thong thả ung dung của tôi chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài. Mắt tôi đầu tiên đã đặt vào khoảng rèm thoáng lay động sau lưng nhà vua. Có phải em đứng chỗ đó không? 
- Dạ, đúng... 

- Chợt nhớ phải giữ ý, không thể nhìn vào đó mãi, tôi đành đăm đăm dõi vào gương mặt cha em. Và như đền bù cho tôi, hai cha con em giống nhau lắm. Tôi gạn được biết bao nét từ cha em thành em. Tôi quên mất, ánh mắt của tôi đã làm ông ở ngay phút đầu dễ có gì ngài ngại, thậm chí khó chịu với tôi. Vừa thi lễ xong, đã nghe lời cha em hỏi: "Chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?". Tôi đã không hiểu ngay lúc ấy. Mãi sau này tôi mới thấy trong câu hỏi ấy có cái oái oăm của một đấng quân vương, cái nếp quen triệu tập mọi người đến vì ý mình rồi lại bâng quơ hỏi nói như phải miễn cưỡng tiếp người ta như không, lẫn cái lối giữ giá của nhà có con gái, dẫu đang ở ngôi chúa tể... Và điều không may mắn nhất, điều lú lẫn nhất của tôi là tôi đã không thấy trước ở đó một lời gợi ý, một điểm nếu thuận theo thì lợi, nếu trật thì mất điểm, thua thiệt ngay thuở đầu. Tôi chỉ lăm lăm bộc bạch, không màng tới đua tranh, khi thua rồi, khi mất em rồi, mới nghĩ lại tất cả. Tôi đã không để ý tới tiếng "việc" (chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?) Và Mỵ Nương ơi, có phải là hôm ấy, tôi đã bước lên trước và trả lời trước... 

- Vâng, thưa chàng, đúng như vậy. Em cũng có thể nói thêm để chàng rõ: chính vì thế mà trong hai chàng, kỳ thực và tính thật đúng đến từng khắc, thì chàng lại là người mà em biết trước, biết tên, nhìn được mặt, được người trước. Bởi vì chỗ em đứng khuất một thân cột và viền rèm, khiến chỉ có ai bước lên một bước nữa hôm ấy mới qua chỗ khuất và em mới được nhìn thấy. Vì vậy mà em hoàn toàn nhớ: chính chàng đã bước lên trước, đã trả lời trước... 

- Và em có còn nhớ câu trả lời của tôi không? 

- Thủy Tinh ơi, em không muốn một lần nữa nhắc rằng: chàng đã không tin em, cũng không muốn một lần nữa rời gót khỏi nơi đây, để rồi lại phải chạy lại... Em muốn nói với chàng một lời: Vì sao chàng cứ thích nhắc lại những lời ấy, nó có làm cho chàng dịu bớt được một điều gì đâu? Không nhắc lại thì nói cũng có làm cho chàng mất mát thêm điều gì đâu?... Thủy Tinh ơi, chàng đừng giận nhé, em cảm thấy chàng chẳng có gì khác ngày ấy cả. Chả có gì lớn hơn, từng trải hơn, điềm đạm hơn, thiết thực hơn cả... Không nên như thế, em cảm thấy thế, mong cho... 

- Thôi thì tôi sẽ đè bẹp nốt cả cái mong muốn cứ chốc lát lại được nghe tiếng em, dù chỉ một tiếng "có" hay "không"... Thôi thì em lại nghe tôi nhé... 

Tôi đã bước lên, nói ngay điều có từ hơn mười năm trước. Tiếng tôi là tiếng sóng cồn lên, va đập: 

- Tôi đến đây để bộc bạch với Người tình yêu của tôi với Mỵ Nương, con gái Người. 

Và Sơn Tinh, quả thật, thâm trầm điềm đạm như núi và khôn ngoan vững vàng như đất, đã thong thả cất tiếng sau tôi: 

- Kính thưa bệ hạ, thần đến đây để xin được cưới công chúa Mỵ Nương, được trở thành con cái trong nhà của triều Hùng.

23 tháng 1 2019

Ta vốn là một vị thần cai quản vùng sông nước.
Còn nhớ năm đó, Vua Hùng kén rể. Từ lâu, ta đã được nghe nhiều lời đồn đại về nhan sắc kiều diễm, đoan trang của nàng công chúa Mị Nương, cô con gái được đức vua cưng chiều nâng niu như báu vật, bây giờ ngài lại cho loan tin kén rể, tò mò ta cũng tìm đến kinh thành một chuyến. Quả nhiên, được chứng kiến tận mắt vẻ đẹp của nàng còn hơn cả những lời đồn đại, nhan sắc đằm thắm của cô gái mười tám, sắc nước hương trời ấy đã làm trái tim ta xao xuyến. Ta quyết cưới bằng được nàng về làm vợ.
Không khó khăn để ta có thể đánh bại những tên phàm phu tục tử bình thường, vào được tận chính điện để diện kiến đức vua. Nhưng không như những gì ta dự đoán từ trước, lúc đó ngoài ta ra còn có một người khác nữa, người này, dung mạo phi phàm, anh tú, quả nhiên không phải kẻ tầm thường. Lại nghe nói hắn có tài dời núi, lớp bể, khiến ta đôi phần kính phục. Tuy nhiên, hắn cũng chỉ là một kẻ đối với ta cùng lắm là ngang tài ngang sức, còn ta, đã quyết chí lấy được Mị Nương, một khi Thủy Tinh này đã quyết tâm thì không gì có thể làm được.
Tuy Vua Hùng vẫn chưa quyết định lựa chọn ai, nhưng ta vốn tự tin, luôn cho rằng trong thiên hạ này, không ai có thể thắng nổi mình. Cuối cùng ông ta cũng lên tiếng:
Hai người một người là chúa của vùng non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều ngang tài ngang sức, nhưng ta chỉ có một người con gái, không thể cùng lúc gả cho hai người. Vậy thì ngày mai, ai mang sính lễ tới đây trước, gồm có: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, ta sẽ gả con gái cho.
Ta hơi nản lòng về yêu cầu của đức vua. Rõ ràng, ông ta có ý thiên vị cho Sơn Tinh. Ta là người cai quản vùng sông nước, nhưng sính lễ ông ta giao hẹn lại toàn sản vật nơi rừng sâu. Tuy không hài lòng về sự thiếu công bằng đó, nhưng ta không có ý định chịu thua. Một khi Thủy Tinh này đã muốn thì phải kiên quyết làm cho bằng được. Ta huy động hết người của mình, dù thế nào cũng phải dốc toàn lực tìm kiếm. Cuối cùng, sính lễ cũng đầy đủ. Lòng ta tràn ngập hứng khởi cấp tốc mang đến kinh thành cho đức vua, nhưng chỉ đến chậm một khắc, ta phải nhận lấy thất bại nhục nhã.
Không chỉ nỗi căm giận mất đi người mình yêu, ta còn phẫn nộ trước sự thiên vị của nhà vua, tức tối trước cái chiến thắng không hề vẻ vang gì của Sơn Tinh. Ta đùng đùng đuổi theo, hô phong hoán vũ, một hai hi vọng cướp lại Mị Nương về. Nhưng mỗi lần nước dâng lên, hắn lại dời núi cao thêm một tấc, chặn đứng dòng nước, ta không cách gì đánh lại hắn. Ta căm hận, trở về nhà, nhưng hằng năm vẫn không nguôi thù cũ, lại tìm đến hắn trả thù, có điều, chưa khi nào ta thắng nổi hắn.
Một ngày, ta đang nằm dưới dòng sông, chợt nghe có tiếng người con gái phảng phất:
- Thủy Tinh ơi hỡi Thủy Tinh,
Sao chàng lại nỡ hại dân như vầy...
Ta chồm người, vươn lên khỏi làn nước. Người con gái giật mình, dựa người vào một bờ đá. Khoảnh khắc ấy, ta bất chợt nhìn nàng. Nàng vô cùng xinh đẹp, rực rỡ, không thua kém gì Mị Nương, ta tò mò không biết người con gái ấy từ đâu đến:
- Nàng là ai?
Người con gái ấy không hề run sợ, trả lời rành rọt từng điều ta hỏi. Thì ra, nàng là cháu gái của Vua Hùng, em họ của Mị Nương. Từ nhỏ, nàng đã theo thầy học đạo rời xa kinh thành. Gần đây, nàng mới trở về thăm bác, nghe rõ sự tình, quyết tâm đến đây khuyên giải ta.
- Nàng có biết, năm xưa, bác của nàng thiên vị, khiến ta bỏ bao công sức mà vẫn thất bại không? Là ông ta coi thường ta, làm tổn thương uy danh của ta. Mọi chuyện ngày hôm nay đều do ông ta mà ra cả.
- Thiếp biết. Nhưng xin chàng hãy hiểu cho ông ấy. Ông ấy chỉ có một người con gái, từ nhỏ đã vô cùng nâng niu, chiều chuộng. Ông ấy không muốn con gái phải lặn lội đến vùng sông nước xa xôi cách trở, muốn con lấy chồng gần để có thể kề cận bên cha. Đó cũng là nỗi lòng của một người cha mà.
- Ta vốn không định hại ai cả.
- Thiếp hiểu. Vì thế thiếp mới đến đây. Thiếp biết chàng không phải người xấu. Chỉ là quá nóng giận nên mới vậy. Nhưng chàng làm thế dân tình lầm than, oán thán. Họ không biết chàng ra sao, nhưng họ đều hiểu lầm chàng, cho rằng chàng chỉ vì hiếu thắng, không cướp được vợ thì gây thù kết oán, làm dân chịu khổ. Chàng nghĩ xem, cứ như thế này, khi nào ân oán giữa hai người mới hết, chi bằng cởi bỏ khúc mắc, ân oán tạm quên, chung sức giúp dân, người người hạnh phúc. Suốt mấy năm nay, thiếp nghĩ cơn giận trong lòng chàng có lẽ đã nguôi ngoai phần nào, thiếp cũng thay mặt bác, xin lỗi chàng, xin chàng quên đi oán giận, thù hằn.
- Ta không phải kẻ cố chấp, cũng không phải kẻ thù sâu. Ta vì nỗi hận năm đó, giận quá mất khôn, ngày đêm bồn chồn, tìm cách trả thù. Giờ nghe nàng nói, lại thấy mình đúng là có phần nông nổi, nóng giận. Được, nghe lời nàng, từ giờ ta xoa dịu ân oán, không gây chuyện nữa.
Kể từ đó trở về sau, hằng năm, ta không đem quân đến đánh Sơn Tinh nữa. Cũng từ ngày đó, ta cưới Tiên Tĩnh - nàng là cháu gái của vua Hùng. Bọn ta bên nhau, hạnh phúc trọn đời.

5 tháng 9 2018

a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.

b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.

c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.

Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..