K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

a)

- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bào và hoa súng.

- Nghĩa bóng:

* Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi mong manh của cuộc đời..

* Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc...

b) Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước-bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệ thuật đối tương đồng. Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa... Nước và biển dường như có sự đồng nhất, nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt, nước gợi một không gian sinh tồn bình dị, biển gợi không gian của những bất ưng, những hiểm họa ngoài khả năng lường đoán..Chính sự đồng nhất và khác biệt cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ.

c)Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc. Những dạng thái của cái Đẹp, sự sống...có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; tai họa, sự hủy diệt...khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật...

d)Câu thơ trong siêu bão một bông súng nở thể hiện một cảm hứng nhân sinh tích cực, lạc quan của những con người từng trải để thấu nhận qui luật cuộc sống.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quenthuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen
thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân cách cao đẹp- một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu
Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10) . Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

0
I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sơn Tinh, Thủy TinhHùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía...
Đọc tiếp

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
       Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
       Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
      Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, đời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                         ( Nguyễn Khắc Phi, Sách giáo khoa  Ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1.

a. Viết lại và sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện

- Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại.

- Vua Hùng muốn tìm cho công chúa Mị Nương  một người chồng thật xứng đáng.

- Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật và thời hạn rước râu.

- Sơn Tinh đến trước, dâng đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và đều chứng tỏ đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

- Thủy Tinh ghen tức đem quân gây chiến đòi cướp Mị Nương nhưng bị Sơn Tinh đánh bại.

- Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều phairuts quân chịu thất bại.

 b. Vẽ sơ đồ tóm tắt văn bản

Câu 2. Từ nội dung của đoạn văn cuối cùng trong văn bản và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) nêu suy nghĩ của em về cuộc cuộc đấu tranh với thiên tai của nhân dân ta từ xưa đến nay, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó

Gợi ý : HS viết song có thể chấm theo bảng kiểm sau:

Bảng kiểm đánh giá đoạn văn

                   Các tiêu chí

 

* Hình thức

+ Viết đúng HT đoạn văn, có câu khái quát nội dung cả đoạn ở đầu đoạn,  đảm bảo số câu theo quy định

 

+ Sử dụng và gạch chân đúng trạng ngữ

 

+ Diễn đạt rõ ý, mạch lạc, không có ý nào xa rời, lạc chủ đề

 

+Trình bày sạch sẽ;  không mắc lỗi dùng từ, chính tả, liên kết, viết câu

 

* Nội dung

 - Nêu được những suy nghĩ  của em về công cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thiên tai

 

 - Bày tỏ thái độ của mình với thành quả của ông cha ta

 

* Tổng thể cả bài văn

 

 

 

II. SOẠN BÀI CA DAO SỐ 1 THUỘC BÀI 2- VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

1/ Đọc “Tri thức ngữ văn”/ sgk 60

- Vẽ sơ đồ về đặc điểm thể thơ lục bát gồm: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 1

     Em hãy đọc kĩ các yêu cầu và hoàn thành các bài tập điền khuyết sau đây?

a. Em hãy chỉ rõ các đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài ca dao thứ nhất

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ/ số cặp câu lục bát

36 dòng thơ/…… cặp câu lục bát

Số tiếng trong từng dòng

Dòng lục: …. tiếng

Dòng bát: ….. tiếng

Nhịp thơ ( bài ca dao có nhịp chẵn không)

….

Cách gieo vần

Thành/ rành/…..

Thanh điệu

Câu lục: btb

Câu bát: …….

Dòng 7:…….. (biến thể)

b. Em hãy đọc thầm bài thơ và các chú thích, sử dụng khả năng tưởng tượng, liên tưởng, khả năng cảm nhận, nhận xét để trả lời những câu hỏi sau

Câu hỏi (các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

Trả lời

1. Qua 2 câu “Phồn hoa… quanh bàn cờ”, em tưởng tượng như thế nào về kinh thành Thăng Long xưa? Trong 2 câu này, 2 từ nào có khả năng giúp em tưởng tượng rõ nét nhất về kinh thanh Thăng Long?

- Tưởng tượng về kinh thành Thăng Long:

+ ………

+……….

 

2.  Em hãy cho biết tác giả dân gian giới thiệu về kinh thành Thăng Long qua mấy cặp lục bát đầu?

    Cặp lục bát nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi rời Thăng Long?

- ……..cặp lục bát đầu -> giới thiệu về kinh thành Thăng Long

 

- ………cặp lục bát cuối-> thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi đối với kinh thành Thăng Long

3. Trong những cặp lục bát đầu, tác giả sự dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 3 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, liệt kê?

   Qua 2 biện pháp tu từ này cho em nhận xét gì về kinh thành Thăng Long

- BP …..

 

 

 

-> kinh thành Thăng Long ……

 

 Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ ^_^

 

0
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1(Phân tích đoạn văn mẫu)  Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1). Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc,...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Phân tích đoạn văn mẫu)

 

 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1). Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân trong kháng chiến khiến ta thêm yêu kính và cảm phục trước một nhân cách cao đẹp – một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một” (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10). Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Yêu cầu

Nhận xét về bài viết mẫu

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

 

 

 

1
27 tháng 2 2023

Phiếu học tập bạn hãy tự làm trước những câu mình biết rồi hẵng đăng hỏi nhé.

Bài tập1 :Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:HAI BIỂN HỒ“Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó.Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu...
Đọc tiếp

Bài tập1 :Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HAI BIỂN HỒ

“Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chết”(Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu1  Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm trong văn bản trên? Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 2  Đặc điểm của biển hồ Ga-li-lê và biển Chết được miêu tả trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới những tính cách nào ở con người?

Câu 3  Đoạn văn đã nhắn nhủ đến người đọc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan toả những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn ( 2/3 trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

2
14 tháng 7 2021

1.

-Bàn tay/ có mở rộng trao ban, tâm hồn/ mới tràn ngập vui sướng.

 CN1           VN 1          CN2     VN 2

-Theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép

2. Biển chết: Ich kì, không biết sẻ chia
Biển Galie: Bao dung, biết cho đi, sẻ chia với mọi người xung quanh3. Cuộc đời mới ý nghĩa làm sao khi chúng ta biết yêu thương, biết trao đi những điều tốt đẹp tới mọi người. Chúng ta không thể nào phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của sự sẻ chia. Nó là sự quan tâm bắt nguồn từ sự rung cảm giữa những trái tim của người với người. Các-mác có một câu rất hay:"Con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.". Chính thế, Sự sẻ chia đã đưa chúng ta đến với nhau, đưa chúng ta đến gần với nhau hơn. Thứ tình cảm ấy mới khăng khít và đáng trân quý làm sao! Khi biết trao đi yêu thương chúng ta đang dần trở nên "đẹp" hơn. Chúng ta được mọi người xung quanh yêu thương và dành biết bao sự kính trọng. Cuộc sống trần ngập yêu thương, sẻ chia, không ích kỉ, ôi mới ấm áp, đẹp tuyệt làm sao. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người có đức tính này ở mọi nơi. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân họ sẵn sàng hi sinh dẫu biết  rất khó khăn vất vả để đến với vùng bão lũ. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh phức tạp hiện nay, tình thần tương thân tương ái, sẻ chia đó càng trở nên sáng hơn bao giờ hết. Tất cả đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm lung linh, mầu nhiệm. Tất nhiên, vẫn có một số ít người sống ích kỉ, họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà lờ đi, không quan tâm đến người khác. Họ sống khô héo, chết dần chết mòn...Đó là những người cần đáng lên án. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy rèn luyện không ngừng cho mình sự sẻ chia để cuộc sống ý nghĩa hơn. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
14 tháng 7 2021

a, Bàn tayCN có mở rộng trao banVN, tâm hồnCN mới tràn ngập vui sướng. VN 

Câu ghép

b, Biển Hồ tượng trưng cho những người thoải mái, sẵn sàng hi sinh cho lợi ích chung

Biển Chết tượng trưng cho những người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình

c, 

Tham khảo nha em:

Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.

Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.

Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.

Bài 1:Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         “Đầu giường ánh trăng rọi           Ngỡ mặt đất phủ sương           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng           Cúi đầu nhớ cô hương                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?Câu 3: Tìm từ trái...
Đọc tiếp

Bài 1:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

         “Đầu giường ánh trăng rọi

           Ngỡ mặt đất phủ sương

           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

           Cúi đầu nhớ cô hương

                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)

Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?

Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa trong bài thơ và cho biết tác dụng của nó

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nội dung của bài thơ?

Bài 2, Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu sau đây : 

a)Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm bò b)Khi đi cưa ngọn khi về cưa ngọn 

c)Tết túng tiền tiêu ,thằng Tí toe toét tìm tôi.

__________giúp mik gấp vs____________
---------------------------Hứa sai đúng j tick hết---------------------------

0
Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự xây dựng, thực hiện như: Mô hình tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thông tin về Covid-19; mô hình Shipper áo xanh chuyên nhận hỗ trợ đặt hàng, mua hàng hóa và giao tận nơi cho người dân.....

Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng,dù trời nắng gắt hay mưa dầm, "những chiến binh áo xanh" vẫn không ngần ngại. Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong suốt mấy tháng qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên xã đã vận động hơn 10 tấn gạo, 600 thùng mì, hơn 40 triệu đồng tiền mặt, hơn 2.500 suất quà là thức ăn, rau củ hỗ trợ người dân. Để có được những món quà đó lại là những câu chuyện đẹp từ sự chung sức, chung lòng của người dân…

 HUỲNH CHÍ TRUNG ( Chuyên mục  Covid19_ Nhật ký đối mặt - Báo QĐND -23/8/2021

Câu 1:  Anh/ chị hãy xác định nội dung của văn bản trên.     

Câu 2: Anh/ chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn 1.

Câu 3: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” ?

0
20 tháng 5 2021

a. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

b. 

- Nhân hóa: "vất vả và gian lao" ➩ thể hiện sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
- So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". ➩ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.