1. Bằng một đoạn văn ngắn, hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của chị Dậu.
2. Tại sao nói "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là một đoạn tuyệt khéo" và "Ngô Tất Tố đã xúi người nông dân nổi loạn" (Viết đoạn văn).
1.Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
1 .
Phẩm chất của chị Dậu
- Là người phụ nữ trụ cột, đứng mũi chịu sào, đảm đang , tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế
* Chồng bị bắt, chị vội vã bán con, bán chó , một mình xoay xở tiền của để cứu chồng về
- Rất thương con
* Bán cái Tý đi, chị đau đớn như đứt từng khúc ruột ( có một đoạn chữ nghiêng in nhỏ viết về cái nài thì phải )
- Yêu chồng, thương chồng tha thiết , dịu dàng, đằm thắm
- Có sức mạnh Cách mạng tiềm tàng