K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo :

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.

Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

21 tháng 9 2019

Tham khảo:

Tình mẫu tử trong mỗi chúng ta thật thiêng liêng và sâu nặng. Dù trải qua bao bão giông, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người con. Cuộc gặp gỡ của cậu bé Hồng và mẹ khiến tôi thật xúc động và nhớ mãi không quên

Tôi và Hồng là bạn thân nên Hồng thường tâm sự với tôi mọi chuyện trong gia đình cậu. Thầy mất, mẹ cậu phải bỏ quê đi tha hương cầu thực. Hồng ở lại sống với gia đình người cô nhưng bà thường xuyên gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ mình. Dù vậy cậu vẫn luôn dành tình yêu thương và kính mến mẹ. Tôi thấy thương cho hoàn cảnh của Hồng mà chỉ biết lặng im, lắng nghe những tâm sự của cậu. Sắp đến ngày giỗ đầu của thầy cậu, cậu luôn mong ngóng mẹ về.

Chiều hôm đó, tiếng trống trường vang lên, chúng tôi thu gọn sách vở và cùng nhau ra về. Ra đến cổng trường, tôi thấy Hồng bất chợt nhìn theo chiếc xe kéo đang chở một người phụ nữ. Hồng đuổi theo và gọi:

- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!.....

Tôi thấy vẻ mặt bối rối của Hồng, chắc cậu sợ gọi lầm người khác. Nếu vậy, lũ bạn cùng lớp chúng tôi sẽ coi đó là một trò cười tức bụng, chúng sẽ khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Cái lầm đó sẽ khiến Hồng thẹn và tủi cực nữa. Nỗi mong ngóng ngày mẹ trở về của cậu khiến tôi thương cậu vô cùng.

Rồi chiếc xe chạy chầm chậm… Người phụ nữ vẫy chiếc nón, đúng là mẹ của Hồng rồi. Hồng đuổi kịp chiếc xe, cậu thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Hồng trèo lên xe, đôi chân của cậu ríu cả lại, có lẽ vì đã quá mệt. Mẹ Hồng kéo lấy tay cậu và xoa đầu. Hồng cứ thế òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Tôi không kìm được giọt nước mắt lăn rơi trên má mình, mừng cho cậu vì đã được ở trong vòng tay mẹ. Mẹ Hồng cũng sụt sùi khóc theo và nói:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi đây mà

Mẹ Hồng lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho cậu và xốc nách cậu lên xe. Hồng ngắm nhìn mẹ thật kĩ, mẹ cậu không còm cõi xơ xác mà gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, không giống như những gì như bà cô cậu đã kể. Tôi thấy Hồng ngồi trên đệm xe, đùi cậu áp vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ. Cậu cảm giác sự ấm áp đã bao lâu mất đi nay bỗng mơn man khắp da thịt mình. Lâu lắm rồi tôi mới thấy được Hồng vui sướng, hạnh phúc như thế.

Chiếc xe kéo chậm rãi, tôi đi bên cạnh để ngắm nhìn phút giây mong mỏi bấy lâu của cậu. Hồng lăn vào lòng mẹ, bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho cậu. Suốt quãng đường từ ngã tư trường học về đến nhà cậu, tôi thấy mẹ cậu hỏi han nhưng có lẽ cậu chẳng để tâm những câu hỏi đó. Ở bên mẹ là những khoảnh khắc bình yên nhất, Hồng chẳng còn bận tâm những lời nói cay nghiệt hàng ngày của bà cô về mẹ cậu.

Câu chuyện của Hồng khiến tôi cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc của mỗi người con khi được nằm yên trong vòng tay của mẹ. Hồng đã sống trong bao nỗi tủi hổ, bao mong đợi ngày được gặp lại mẹ. Tôi thấy vui cùng với niềm vui của Hồng và cảm thông sâu sắc vỡi những đau khổ, bất hạnh cậu phải trải qua.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Hồng và mẹ đã để lại trong tôi bao suy ngẫm về tình mẫu tử cao đẹp. Những tổn thương bấy lâu trong tâm hồn cậu bé được xoa dịu bởi tình mẹ ấm áp và chở che. Dù trải qua hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn nhưng không gì có thể ngăn cách được tình yêu của những đứa con dành cho mẹ. Tình yêu ấy thật bất tử và vô cùng thiêng liêng.

30 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.

29 tháng 9 2018

bạn k cho mình đi, rồi mình nói cho

29 tháng 9 2018

Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.

Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.

Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:

– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.

Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chựt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:

– Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.

– Đem chia đồ chơi ra đi!

Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:

– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:

– Lằng nhằng mãi. Chia ra!

Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:

– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:

– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:

– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:

– Anh xem chúng đang cười kìa!

Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.

Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.

Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:

– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:

– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…

Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:

– Đi thôi con.

Tôi dắt tay coin gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi

– Anh xin hứa

Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.

    THAM KHẢO THÔI NHÉ!!

11 tháng 11 2019

Thiếu niên vượt khó ?>?

Vô lí ???/

28 tháng 9 2018

Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.

Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.

Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:

– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.

Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chựt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:

– Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.

– Đem chia đồ chơi ra đi!

Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:

– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:

– Lằng nhằng mãi. Chia ra!

Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:

– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:

– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:

– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:

– Anh xem chúng đang cười kìa!

Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.

Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.

Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:

– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:

– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…

Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:

– Đi thôi con.

Tôi dắt tay coin gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi

– Anh xin hứa

Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.

28 tháng 9 2018

Cảm ơn bạn nhưng đây là trên mạng rồi!!!

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.

20 tháng 9 2021

Phải không ạ ???

30 tháng 12 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

25 tháng 12 2016

???????????????????????????????????????????????????????

 

23 tháng 12 2016

giúp mình nha

30 tháng 12 2017

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?