K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

29 tháng 11 2019

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê, cũng là người giỏi văn chương. Mẹ là bà Trân Thị Tân người con gái xứ Kinh Bắc. Anh khác mẹ (con bà chính) Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thông trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê – Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du. Ông sớm lâm vào cảnh mồ côi (9 tuổi cha mất, 12 tuổi mẹ mất), phải sống phiêu bạt nhiều năm, nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc lại vào quê nội Hà Tĩnh, có giai đoạn về quê vợ ở Thái Bình. Những biến động lịch sử và cuộc đời đó đã tác động nhiều đến tâm hồn và tư tưởng của Nguyễn Du. Bởi thế ông cũng có nhiều tâm trạng: trung thành với nhà Lê, chống quân Tây sơn, sau này làm quan triều Nguyễn nhưng lại rụt rè, u uất. Có thể nói cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người, đời từng trải, vôn sông phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong năm người giỏi nhất nước Nam lúc bấy giờ. Ông còn là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với nhũng đau khổ của nhân dânệ Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời. nhữne số phận éo le, oan trái, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.

17 tháng 4 2017

Giải

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giây từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.


16 tháng 9 2017

Câu C8 (SGK trang 34)

Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: Khi lộn ngược một cố nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? Vì sao?

* Giải

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giây từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.



24 tháng 1 2022

tham khảo

 

Trong xã hội hiện tại, ứng xử được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo trong giao tiếp và kiến thức của mỗi người. “Văn hóa ứng xử” như thế nào cho đúng được không ít người đặt câu hỏi, làm thế nào để trở thành người ứng xử giỏi, thể hiện hành động và lời nói phù hợp giữa con người với con người trong xã hội hiện nay.

Có một câu chuyện vui về cách ứng xử như sau: “Một chị đang than thở trong văn phòng: “Hôm nào cũng tăng ca, lương thì không tăng đồng nào…”, chợt nghe thấy tiếng bước chân giám đốc, bèn nói tiếp: “Giám đốc vất vả thật, dạo này nhìn gầy đi bao nhiêu, thấy mà thương.”

Dù chỉ là một câu chuyện vui nhưng qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trước hết, chúng ta cần phải hiểu “văn hóa ứng xử là gì”. Trước hết, đó là cách cư xử, giao tiếp, bày tỏ thái độ, thể hiện hành động thích hợp giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên ấn tượng đẹp đẽ về bản thân mà còn tạo ra bản sắc văn hóa cho cộng đồng, cho xã hội.

Qua câu chuyện thú vị về cô nhân viên trên, ta có thể nhận thấy những người đối đáp thông minh, không chỉ gây ra thiện cảm đối với những người đối diện mà còn tạo ra được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở. Ngược lại, nếu là những người không biết cách ứng xử thì luôn rơi vào những tình huống khó xử, khó hòa nhập với mọi người. Trước hết, văn hóa ứng xử được thể hiện từ những lời ăn tiếng nói, từ cách nói chuyện đi đứng chẳng thế mà ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay như “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó cho thấy từ xa xưa ông cha ta đã rất chú trọng về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Ngày nhỏ, được ông bà dạy “khi đi em hỏi, khi về em chào”, khi gặp người lớn phải biết cúi đầu thưa gửi, khi được tặng quà phải biết nói cảm ơn. Lớn thêm chút nữa, văn hóa ứng xử của mỗi người được thể hiện qua hành động, đi thưa về gửi, không làm những việc sai trái để bố mẹ muộn phiền. Văn hóa ứng xử còn được thể hiện qua hành động, đó là không văng tục chửi bậy, khi gặp người gia phải biết lễ phép, khi người khó khăn biết giúp đỡ. Dù hành động tuy nhỏ, nhưng cũng góp phần tạo nên một văn hóa ứng xử tốt đẹp. Khi bắt gặp người già cơ nhỡ, khó khăn, dù chỉ là mua hộ mớ rau hay nhường cho một manh áo ấm cũng thể hiện được tình yêu thương của mình, cách cư xử văn hóa.

 

Giới trẻ hiện tại được tiếp xúc với nền văn hóa mới, cởi mở hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời cũng cần có được một ứng xử phù hợp, đúng mực với mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay, chúng ta vẫn thấy có một vài phần tử thô lỗ, vô văn hóa, tạo nên sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người. Dù hành động nhỏ như đổ rác sai nơi quy định, lên xe buýt thấy người già, trẻ nhỏ mà không nhường ghế đến những lời nói kém văn hóa như nói xấu thầy cô, bố mẹ, xúc phạm tới người khác. Tất cả những điều đó đáng nên án và cần được loại bỏ. Chúng được bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, do sự tham lam ích kỷ từ bản thân mỗi người. Những biểu hiện không tốt, cách ứng xử kém văn hóa đó còn được bắt nguồn do ảnh hưởng của đám đông, văn hóa mạng. Và hơn hết cần có sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ và thầy cô hướng những thế hệ tương lai của đất nước không chỉ có một kiến thức tốt, mà còn có những ứng xử phù hợp với xã hội ngày nay

Dù chỉ là một lời nói, một hành động nhỏ cũng đủ để nói lên tính cách, phẩm chất của mỗi người. Do đó, ngay từ hôm nay, chúng ta phải cố gắng rèn luyện để xây dựng bản thân hướng tới chân thiện mỹ

Ứng xử trở thành một vài trò thực sự quan trọng trong xã hội hiện đại. Mỗi người cần rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện mình.

8 tháng 4 2019

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.

11 tháng 4 2022

Những điều mà em thấm thía sau khi học bài :"Bàn về phép học".

- Học tuần tự, tiến lên từ trình độ thấp đến trình độ cao. Cách học này sẽ giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện lâu dài trong việc học.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Cách học này giúp người học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất. Như vậy, cần phải biết kết hợp giữa học rộng và hiểu sâu, có cái nhìn toàn diện bao quát song cũng cần biết đi sâu vào chi tiết cụ thể.

- Học phải biết kết hợp với hành; học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một quan điểm đã trở thành chân lí của muôn đời. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống của con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lí thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học cần đi đôi với hành để kiến thức học tập không phải là thứ chết cứng, xa lạ với cuộc đời mà phục vụ đắc lực cho cuộc sống và con người.

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại đẹp như thuở còn sung túc?”

(Ngữ văn 8 – tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả là ai?

b. Nêu xuất xứ đoạn trích? Văn bản này được viết theo thể loại nào?

c. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của văn bản? Đoạn trích có mấy nhân vật chính?

d. Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn?

đ. Chỉ ra các từ tượng hình và phân tích tác dụng của chúng trong đoạn trích

0
Chữ NhoThời nội thuộc nước Tàu, có mấy ông thái thú Tàu sang cai trị nước ta, mở trường học vàkhuyến khích việc học chữ nho.Đến khi nước Việt Nam đã lấy lại quyền tự chủ rồi, thì chữ ấy vẫn dùng để viết công văn nhưchỉ dụ, chế, sắc nhà vua, tờ sức, tờ bẩm của các quan, luật lệ, đơn từ và cả những giấy má việctư nữa, như thư tín, khế ước, chúc thư, văn tế; chữ...
Đọc tiếp

Chữ Nho

Thời nội thuộc nước Tàu, có mấy ông thái thú Tàu sang cai trị nước ta, mở trường học và
khuyến khích việc học chữ nho.
Đến khi nước Việt Nam đã lấy lại quyền tự chủ rồi, thì chữ ấy vẫn dùng để viết công văn như
chỉ dụ, chế, sắc nhà vua, tờ sức, tờ bẩm của các quan, luật lệ, đơn từ và cả những giấy má việc
tư nữa, như thư tín, khế ước, chúc thư, văn tế; chữ ấy vẫn dạy trong các trường học và dùng
trong việc thi cử, còn tiếng ta thì không dùng đến. Chữ ấy các nhà văn sĩ ta phần nhiều cũng
dùng để làm thơ văn, sách vở nữa.
Chữ nho ở bên nước ta không đọc như người Tàu đọc, lại đọc một cách riêng của ta và đã có
lắm chữ thành hẳn tiếng ta rồi. Bởi vậy ta nay cũng phải học và biết ít nhiều để nói tiếng ta và
viết văn ta cho thông.Từ bài văn trên trình bày:- Nhân vật + lời nói + tính cách 
- Đại ý bài học + Thông điệp
- Hình thức trình bày (thơ/truyện/...)- Từ ngữ các nói cổ 
1
21 tháng 2 2022

????????????????????????????????????????????????????????????????????

25 tháng 5 2022

câu "máu vẫn chảy qua từng trang tập đọc/ vó ngựa triệu đà còn đau đến hôm nay" có nghĩa là: câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toán dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn đc nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau đấy còn đau đớn đến ngày hôm nay.
Đọc kĩ câu thơ nha chị!