K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo tại đây:

https://hoidap247.com/cau-hoi/2042844

20 tháng 11 2018

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khí bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.

Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.



 

20 tháng 11 2018

Bài làm 1

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ.

- Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mỉm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bối đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. Em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.

Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Bài làm 2

Nhân ngày 22 tháng 12, trường em đã tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân. Nhân ngày lễ lớn này, trường em đã mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưa đến thăm trường. Em biết và đã được gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Người chiến sĩ lái xe năm xưa vẫn tươi cười, trên ngực chú đeo rất nhiều huân, huy chương. Giọng nói của chú khoẻ khoắn, âm vang, dõng dạc. Tiếng cười của chú rất sảng khoái khi về thăm trường. Chú đã trải qua rất nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trông chú già dặn, nhưng chú lại có một nét chỉ có người lính mới có, đó là nét vui tươi, yêu đời của người lính. Chú đã diện bộ quân phục mới nhất, trông chú rất nghiêm trang và trang trọng.

Em đến gần chú và chào to:

- Cháu chào chú!

Chú quay lại và cười với tôi, sau đó tôi và chú đã ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Chú kể lại về người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt, Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom rất nhiều vào nước ta, nó rải rác bom khắp nơi nên các chú khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được. Nó đã chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng chúng ta vẫn kiên cường để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với chú.

Vì trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đã đánh phá vô cùng khốc liệt, đã cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Trong số đó có làng của chó. Nên chú đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Trên chặng đường ấy chú và nhiều chú bộ đội khác đã nối đuôi nhau trên những chiếc xe vận tải. Những chiếc xe đó vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Chú nhớ nhất là chiếc xe mà chú lái ở Trường Sơn năm xua, nó rất đặc biệt.

- Cháu biết không?

Bom đạn của Mĩ đã dội xuống như mưa, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính của xe vỡ tan. Ngoài những chiếc bị vỡ còn có đèn vỡ, mui của xe thi bẹp, méo. Có những chiếc xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị vỡ và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông của ta. Phương tiện đi lại rất khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui. không khác nào châu chấu đá xe. Chú còn nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các ca-bin của bọn chú tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vi bọn chú thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên có ca-bin những chiếc xe do bọn chú điều khiển không có vặt nào che chắn trước mặt nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng như ai tát mà đau, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các chú ngồi như vậy. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được bọn chú đâu. Bọn chú vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các chú đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Cay như cho ớt vào mắt. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa - Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệt. Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời. - Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như bọn chú thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng bọn chú vẫn chưa cần thay áo và bọn chú vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm vô-lăng lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh thôi. Cứ như vậy bọn chú đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu.

Những chiếc xe không có kính cũng thật là thú vị với cả không gian rất rộng lớn được các chú thu hết ở trong buồng lái mà.

Tâm hồn của người lính, người chiến sĩ rất vui vẻ, vui tươi phơi phới thật đúng là Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Các chú gặp nhau rất vui vẻ, gặp nhau trên đường đi, cười với nhau, và một cái bắt tay thật ý nghĩa. Bắt tay qua cửa kính có sự hội tụ to lớn; hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữa cơm đạm bạc quanh nhau giữa rừng. Hình ảnh bếp lửa Hoàng cầm mà bọn chú quây quần bên nhau mỗi ngày rất vui. Tình cảm của bọn chú lại ngày càng sâu sắc với những kỉ niệm vui tươi. Tuy xe không có kính nhưng ở trong xe có một trái tim, trái tim của người chiến sĩ rất sôi nổi trẻ trung và đầy sức sống, lạc quan, yêu đời. Các chú một lòng vì đất nước, một lòng vì miền Nam ruột thịt. Cùng với những cô gái thanh niên xung phong họ đã làm nên lịch sử. Họ đã là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ. Họ một lòng yêu nước, họ đã mặc những bộ quân trang màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ đã làm nên kì tích. Họ đã hiến dân thân thể mình để hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thật bền lâu.

Sau cuộc mít tinh, em và chú bộ đội đã chia tay nhau và hẹn một ngày nào đó em và chú sẽ được gặp lại nhau. Nhìn chú vẫn sáng ngời, em ước mong sao đất nước ta sẽ phát triển không ngừng để không phụ lòng các chiến sĩ lái xe, các chiến sĩ vì đất nước mà không chịu lùi bước. 

* Hok tốt !

# Miu

12 tháng 3 2017

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Em thay mặt các bạn phát biểu ý kiến.

Thân bài:

- Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào?

- Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?

    + Về những gian khổ, khó khăn, vất vả của thế hệ cha anh.

    + Về tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.

    + Niềm tự hào về thế hệ cha anh.

    + Trách nhiệm của bản thân với đất nước.

Kết bài:

- Cảm nhận về cuộc gặp gỡ.

- Bài học cho bản thân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thất bại

1

Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

22 tháng 3 2022

Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.

22 tháng 3 2022

d