Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một ngày nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện, Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí 5 đồng. Ngô biện chè lá những 10 đồng. Khi xử kiện thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xòe 5 ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải...bằng hai mày!
a) Văn bản trên nói về vấn đề gì? (Vấn đề đó thể hiện ở câu văn nào? Các câu trong vb có tập trung làm rõ chủ đề ko?)
b) Xác định phép liên kết trong vb trên
c) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng
d) Xác định phong cách ngôn ngữ
e) Thông điệp trong vb trên là gì?
a. Văn bản nói về thói tham ô tham nhũng của xã hội.
(Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày)
b. Phép liên kết được sử dụng:
* Phép liên kết về nội dung:
- Liên kết logic: cùng nói về việc xử kiện và hối lộ của nhân vật.
* Phép liên kết hình thức:
- Phép lặp:
+ Cải, Ngô ở câu trên và sự xuất hiện của Cải, Ngô ở câu sau.
+ Thầy lí
- Phép nối: "Khi xử kiện, thầy lí nói", "thầy lí cũng..."
c. BPTT được sử dụng:
- "Lẽ phải thuộc về con mà" => Ẩn dụ => Hàm ý nhắc nhở quan là: Con đã lo lót cho quan, lẽ phải nên thuộc về con.
- Phép chơi chữ: "Tao biết mày phải, ... nhưng nó phải bằng hai mày". => châm biếm cách xử kiện của viên quan.
d. Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
e. Thông điệp:
- Thông qua cái đáng cười về hiện tượng tham nhũng trong xã hội, câu chuyện gửi gắm bài học về trách nhiệm của kẻ làm quan và sống trung thực của những người dân để xã hội được trong sạch, công bằng.