hãy vt 1 đoạn văn ngắn từ 20-30 dòng tả lại danh lam thắng cảnh mak e cs dịp đc ik
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài: Trong dịp nghỉ hè, em đã cùng gia đình đi tham quan một danh lam thắng cảnh. Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh đẹp đó.
My first visit to Nha Trang, the coastal city, was three years ago. It was a pleasant and memorable trip.
Nha trang, the capital of Khanh Hoa province, has one of the most popular municipal beaches in all of Viet nam. In Nha Trang, nature beauties are so tempting. Waves crashing onto the cliffs, the soft sigh of the sea breeze, clean white sands and turquoise waters, it all makes for a stunning landscape. On my visit to Nha Trang, I used to get up early each morning to stroll along the beach - a chance to breath in the fresh sea air and enjoy the sunrise across the water. One attraction that captivated me three years ago and still it does is the collection of small offshore islands, that is Hon Tre where is the largest of the islands.
Nha Trang is the city in hamoney, its fine wather, favorite position and friendly people bring it a certain balance. Nha Trang is a great holiday destination. I hope to have chance to come back.
Bài làm
Nowadays, Viet Nam is known as not only a potential country with flourishing market economy but also a popular travel destination with heart-touching magnificent landscapes. Recognised as one of seven new world heritage sites by UNESCO, charming scenes of Ha Long Bay seems to appeal to a large number of local and foreign tourists.
Ha Long Bay, a stunningly scenic spot is located in Quang Ninh province in the northeast of Vietnam. The bay covers an area of over 1500 sq km, includes over 1600 islands and islets which form a spectacular seascape of limestone. This is an unique heritage as it marks important events in the formation and development of Viet Nam history; simultaneously, it is also blessed by mother nature with breathtaking views. In addition,your trip to Ha Long Bay will not be complete and perfect if you miss Bo Hon island- the home of variety of flora and fauna, Yen Tu mountain, Surprise Cave or Kissing rocks. Futhermore, it enjoys warm and tropical climate which is suitable for tourists to visit at any time. Come to Ha Long, besides immersing yourselves in her natural beauty, tourists can have an opportunity to savour delicious seafood with reasonable price and best service as well as relax with water sports such as swimming, scuba-diving, water- skiing… Moreover, residents here are very amiable, hospitable and ready to help anyone if you are in a fix.
To put it briefly, a mysal, dreamy and elegant Ha Long Bay has become the pride of Vietnamese people and it is everyone’s awareness and responsibility to conserve and preserve this precious heritage.
# Học tốt #
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.
Tới Hội An vào tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất tại Hội An, gió nhẹ, nắng nhẹ… Nói chung mọi thứ đều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được khoảng thời gian này để đi thì bạn cũng có thể đi vào tháng 2 hoặc tháng 4. Nhưng nói thế không có nghĩa là những mùa khác thì không nên đến Hội An. Vì Hội An luôn đẹp chỉ là nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ đi chơi được ít mà ở lại khách sạn, nhà nghỉ thì nhiều.
Thời tiết của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 7 hàng năm.
Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
Tại Hội An không có sân bay nên để tới được Hội An thì các bạn tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc cần phải bay từ Hà Nội đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các bạn trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung cũng vậy.
Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi (thương lượng giá), ngồi xe khách hoặc thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi sau đó đi tới Hội An.
bạn đã bao giờ đến Tuyên Quang? nếu bạn chưa bao giờ đến thì bạn chưa thể biết dõ hết về lịch sử Việt Nam
Tuyên Quangnằm ở vùng đông bắc nước ta. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
thời tiết ở đây luôn thay đổi theo xuân hạ thu đông, mùa nào bạn cũng có thể đến thăm nơi này
là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làmtinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.
Tới Tuyên quang bạn có thể chở lại 1 thời làm việc khá vất vả của Bác Hồ, tham quan những di tích gắn liền với lịch sử và những nơi du lịch khá hấp dẫn.Như
Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".
Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây
Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 2016)
Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.
Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa
Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn
Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn
Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn
thành nhà Mạc thành phố tuyên quang
· 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
· Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
· .7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
· Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
·
Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ
· Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.
Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an
Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Danh lam, thắng cảnhQuần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia
Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
đấy là 1 số nơi ở tuyên quang nếu có dịp mời bạn đến chơi
tham khảo
Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.
Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.
Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.
Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.
Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi an táng bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.
Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Nghệ An, hoặc tự tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Bác Hồ mà còn tham quan các địa điểm du lịch ở Nam Đàn nổi tiếng như quê nội, quê ngoại Bác Hồ và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
Khu mộ với trung tâm là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 05 năm 1984 đến ngày 16 tháng 05 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh – Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.
Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên theo hình mẫu ban đầu, được ốp bên ngoài bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu, gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả để nuôi chồng, nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc họa hình những cánh sen thanh cao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời, nhân cách của bà.
Bà Hoàng Thị Loan sinh thời đã hết lòng vì chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động dệt vải vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, do sự vất vả khó nhọc trước đó, bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 trong khi chồng và người con Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.
Nơi đây chính là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa có một ý nghĩa sâu sắc đối với những con người Nghệ An. Đó là mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh .