K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2019

Câu chuyện được diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Đức Vua Đa-xa-ra-tha có ba bà vợ và bốn người con trai. Trong bốn người con ấy Ra-ma là con trưởng, là người tài giỏi về cả trí là lực. Vua cha có ý muốn trao ngai vàng truyền ngôi cho con trai lớn của mình là Ra-ma nhưng chỉ vì một lời hứa với bà vợ thứ vua đã trao ngôi cho con thứ là Bha-ra-ta con của Ka-kê-i. Bởi thế nên vua đã sai đày Ra-ma vào rừng. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai là Lắc-ma-na cùng đi vào rừng sâu sống một cuộc sống an dật. Quỷ vương Ra-va-na có âm mưu và bày kế cướp vợ của Ra-ma là nàng Xi-ta xinh đẹp. Nhưng sau đó được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ cứu thoát. Xi-ta trở lại với Ra-ma nhưng không ngờ rằng Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của vợ mình mà đã có ý không nhận là vợ mình và đã đuổi nàng đi. Nàng đau khổ, tủi cực để chững tỏ lòng trinh trắng của mình đã nhảy vào lửa tự vẫn. May sao, thần lửa biết Xi-ta trong sạch đã cứu giúp nàng. Cuối cùng truyện kết thúc rất có hậu rằng cả hai người Ra-ma và Xi-ta cùng trở về kinh đô và sống hạnh phúc bên nhau.

Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.
B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Truyện cổ tích các loài vật.
D. Nghìn lẻ một đêm.

Mik nghỉ đây .

8 tháng 12 2021

Ai giúp ii.-.

8 tháng 12 2021

Tham khảo:

Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".

Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/5 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn ly kỳ (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...

Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.

Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyî xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho Bharata, con của Kaikeyî.

Vợ Rama, nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỷ vương Rãvana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng c­ứu được Sita.

Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, để bảo vệ danh dự, đạo đức của mình, cũng như của chính người vợ thân yêu, chàng từ chối Sita, bởi chàng nghi ngờ tiết hạnh của nàng trong thời gian bị giam cầm với Quỷ vương Ravana. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Agni biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.

29 tháng 3 2022

Tóm tắt:

5 căn phòng: 2075 viên gạch

9 căn phòng: ? viên gạch

Giải

Số viên gạch cần lát cho một phòng:

\(2075:5=415\left(viên.gạch\right)\)

Số viên gạch cần lát cho 9 căn phòng:

\(415\times9=3735\left(viên.gạch\right)\)

Đ/s: 3735 viên gạch

29 tháng 3 2022

1 căn phòng hết số gạch là :

    2075 :5 = 415 ( viên gạch )

9 căn phòng như thế thì cần số  viên gạch là :

  415 x 9 = 3735( viên gạch )

24 tháng 12 2021

Tác phẩm Ra-y-a-na và Ma-bha-ra-ta thuộc thể loại văn nào ?

A.sử thi 

B.truyện ngắn 

C.truyền thuyết

D.văn xuôi

24 tháng 12 2021

a. sử thi 

chúc bạn thi tốt !

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Ôn tập lại lý thuyết của các thể loại trên.

- Đưa ra những điểm cần lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.

27 tháng 6 2023

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

     Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

     Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

     Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").THAM KHẢO
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").

14 tháng 9 2023

*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

* Giá trị nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

28 tháng 10 2018

Năm 1072, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi. Nhà Tống bên Trung Quốc cho là cơ hội tốt chuẩn bị lương thảo có ý xâm lược nước ta. Vì vua còn nhỏ nên quan phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt nắm trọn binh quyền.

Năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ trương “đánh phủ đầu” quân Tống để tự vệ trước bèn tập trung 10 vạn quân thủy bộ chia làm hai đường đánh sang đất Tống với mục đích phá hủy các kho dữ trữ lương thảo hậu cần nằm ở Ung Châu và Khâm Châu, Liêm Châu mà nhà Tống đang chuẩn bị để phục vụ cho cuộc xâm lược nước ta. Quân Thủy đánh Khâm Châu, quận bộ đánh Ung Châu. Bị bất ngờ nên quân Tống thua liên tiếp. Nửa tháng sau chính quyền Tống ở trung ương mới biết được tin. Vua Tống lập tức chuẩn bị đại binh dự định đánh thẳng vào nước ta để giải vây.

Nguồn: https://khanhpm.wordpress.com/2011/01/21/tom-t%E1%BA%AFt-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam-qua-cac-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3/

28 tháng 10 2018

oki cảm ơn nha