viết đoạn văn ghi lại ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ: "Nhưng còn cần cho trẻ....... từ bãi sông cát vắng "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.
Tham khảo!
Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng:
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ.
REFER
Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới.
tham khảo
Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới.
Tham Khảo!
Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.
Tham khảo nhé:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, em đặc biệt thích thú với khổ thơ thứ ba. Tuy không dài, nhưng khổ thơ đã giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình mẹ, thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý chẳng ai có được. Người mẹ xuất hiện, chính bởi vì trẻ cần được yêu thương, cần được vỗ về, cần được chở che. Mẹ đã cho chúng ta tình yêu thương qua những cái bế bồng, những lời ru ầu ơ. Trong biển tình thương ấy, mẹ đem về cho trẻ cả một thế giới rộng lớn diệu kì. Điệp từ “từ” được lặp lại nhiều lần, với các hình ảnh tươi mới, rực rỡ: cái hoa, cánh cò, vị gừng, cơn mưa, bãi sông… Từ khổ thơ, em cảm nhận được sự quý giá, cao cả và quan trọng của người mẹ đối với người con. Thật khó để những đứa trẻ có thể lớn lên, mà thiếu đi tình thương ấm áp ấy.
#Ha maithi
Gợi ý cho em các ý:
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và tác phẩm ''Bầm ơi''
Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm nghĩ về người mẹ trong đoạn thơ)
Thân bài:
Mạ non bầm cấy mấy đòn
+ Người mẹ phải ra đồng cấy lúa vất vả, số lượng mạ non cũng không hề ít
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
+ Mẹ vừa làm vừa lo cho con, mẹ vất vả bao nhiêu thì lại lo cho con nhiều hơn bấy nhiêu. Cho thấy tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho con.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
+ Mẹ vừa làm nhưng thời tiết không thương mẹ. Mẹ vừa phải lội chân xuống bùn mà trên trời còn có mưa ướt áo mẹ, cái lạnh như tê tái làn da của mẹ.
Mưa bao nhiêu hạt,thương bầm bấy nhiêu
+ Người con cũng rất thương mẹ mình, những hạt mưa ngoài kia là vô số không kể xiết, cho thấy tình thương của con dành cho mẹ cũng vô số như những hạt mưa ấy
Kết bài.
Bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ trong đoạn thơ.
_mingnguyet.hoc24_
Tham khảo:
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
bn tham khảo bài nhé;
Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.