K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2019

Tham Khảo:

Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tô" đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.

9 tháng 9 2019

“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tô" đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.

14 tháng 9 2017

Cho ta thấy được nỗi khổ đến cùng cực của ng nông dân nghèo VN trước Cm tháng 8 . Họ mất hết đi quyền sống của 1 con người ,họ bị bóc lột bởi bọn ng vô nhân tính ( cụ thể trong vb là cj dậu đến cùng cực mà phải bán đi đứa con gái đầu lòng bọn nó còn bắt phải đong thuế cho chú Hợi đã mất năm ngoái). Họ phải bắt buộc đứng lên đấu tranh (cj dậu đánh gục 2 tên : cai lệ và ng nhà lý trưởng ).Qua đó bài văn đã xui ng nông dân nổi loạn đoi quyền lợi "Tức nước ắt vỡ bờ", "Có áp bức là có đấu tranh"

16 tháng 9 2017

Nội dung và ý nghĩa của văn bản "Tức nước vỡ bờ".

Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tô" đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.5/ Trình bày những tác...
Đọc tiếp

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...

2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.

3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.

4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.

5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?

6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.

7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?

8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?

0
8 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

18 tháng 10 2017
Ngô Tất Tố đã diễn tả tâm trạng của chị Dậu từ chỗ van xin đến chỗ vùng dậy chống trả quyết liệt,ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã làm toát lên chân lí : có áp bức ắt có đấu tranh. Khẳng định đấu tranh để giải phóng mình là con đường tất yếu của người nông dân Một con người đã bị dồn đến bước đường cùng sẽ đứng dậy đấu tranh tự giải thoát cho mình trước xã hội đen tối mù mịt không tương lai trước cách mạng tháng tám
20 tháng 10 2017

Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ

=> Giải thích nghĩa : Không có con đường nào khác là phải đấu tranh để thoát khỏi tăm tối, giải phóng khỏi áp bức.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- “Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra.

- Thành ngữ: Con giun xéo lắm cũng quằn, giọt nước tràn li.....

Câu 2:

Nếu em là chị Dậu, em nhất định sẽ hành xử như chị ấy. Bởi khi đã quẫn cùng, bế tắc, khi đã bị dồn đến mức đường cùng, đẩy xuống bờ vực ranh giới giữa sự sống và cái chết, nhất định sẽ vùng dậy đấu tranh, chống trả quyết liệt để giành lấy sự sống và quyền tự do của con người, không thể tiếp tục sống dưới sự chà đạp bất công của những tên cai trị hống hách, ngang ngược, đẩy tình cảnh của những người lao động nghèo rơi vào bất hạnh, lầm than.

 

7 tháng 11 2021

giúp mình với mai mình phải nộp rồi :<

7 tháng 11 2021

2.Văn bản"Tức nước vỡ bờ" :

  - Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là :

     + Xưng hô lịch sự " gọi ông,xưng cháu";vị trí kẻ bề dưới nói với kẻ bề trên tỏ ý tô trọng 

     + Xưng hô"ông-tôi":vị trí ngang hàng , không chịu nhẫn nhục , thái độ hiên ngang

     + Xưng hô "bố-mày": khẳng định tư thế đứng trên đầu kẻ thù sẵn sàng phản kháng , đánh bại đối phương đồng thời thể hiện sự khinh bỉ, tức giận tột cùng. 

3.Văn bản"Lão Hạc" :

   Câu 1:

       -Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là:

          + Vì tình cảnh đói khổ , túng quẫn phải lựa chọn cái chết như sự giải thoát bất đắc dĩ.

          +Tấm lòng yêu thương con thầm lặng mà cao cả cùng với lòng tự trọng lớn lao không cho phép Lão sống một cuộc đời như vậy.

      - Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc:

          + Cái chết bằng bã chó như là một lời xin lỗi của lão đối với những việc đã làm với cậu Vàng.

          +Bộc lộ rõ sự khốn khổ,bế tắc của người nông dân trước CM tháng 8 năm 1945 , thể hiện nên bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa pk đương thời từ đó tố cáo và lên án sự xấu xa, độc ác của xã hội cũ

        + Cái chết cũng là hành động của lòng tự trọng "thà chết vinh còn hơn sống nhục", tình yêu thương dành cho con trai của lão Hạc.

       + Cái chết làm ai cũng phải thương cảm và tiếp thêm niềm tin, hi vọng rằng trên đời vẫn còn có cái thiện.

  Câu 2:

   -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

2 tháng 6 2018

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.