Trình bày những hiểu biết của em về đa dạng sinh học ở Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việt nam thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu ấm, thức ăn dồi dao nên việt nam có đa dạng sinh học cao.
Đinh nghĩa:Đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dươngvà các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.
Độ đa dạng sinh học ở VN:Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật bậc thấp như rêu, tảo, nấm…số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam ít nhất là 20.000 loài trong đó có khoảng trên 5.000 đã được nhân dân ta dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, v.v…
Hệ thống động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Có 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1.000 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt.Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, nhiều loài có ý nghĩa kinh tế cao mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á.
Chúc bạn học tốt!!!
1 chặp phá rug cây ko có kế hoạch
2 các nhà máy thải ra qua nhìuf chât thải ra môi trường
biện pháp
tuyên truyền cho mọi người lợi ích của đa dạng thực vật
lập ra các khu bảo tồn cây xanh
Tham khảo
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:
+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..
+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…
tham khảo
Sự đa dạng về hệ sinh thái.
a. Ven biển: Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
b. Vùng đồi núi: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
c. Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: giúp bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
d. Hệ sinh thái nông nghiệp
- Do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
- Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
tham khảo------------
a. Ven biển: Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
b. Vùng đồi núi: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
c. Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: giúp bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
d. Hệ sinh thái nông nghiệp
- Do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
- Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
Dẫn chứng:
- Sếu đầu đỏ ở Đồng Tháp có nguy cơ tuyệt chủng.
- Sao la, tê giác một và hai sừng, voi, báo gấm... cũng có nguy cơ tuyệt chủng.
- Túi da cá sấu, áo khoác lông cừu, quần áo da beo, da bò... ngày càng nhiều đồng nghĩa với số lượng động vật bị săn bắt ngày càng lớn, dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Cháy rừng và nạn phá rừng khiến nhiều loài động vật mất đi môi trường sống, dẫn đến thiệt mạng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
...
Biện pháp:
- Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia như Cát Tiên, Tràm Chim... để bảo vệ động vật quý hiếm.
- Ghi tên động vật quý hiếm vào sách đỏ góp phần giúp mọi người có ý thức bảo vệ những loài đó.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân bảo vệ rừng.
- Nhà nước cần có chính sách trừng phạt thích đáng hành vi phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm...
Tham
Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
khảo!
tham khảo-1-
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng. + Đa dạng về thành phần loài và gen. + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. ----------4 Trả lời + Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động. ' - Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng và dưới o°c ở miền núi. Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.
Đa dạng sinh học là gì? Chắc hẳn bạn đã biết ít nhiều qua những bài viết. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á rất giàu về đa dạng sinh học và được xếp vào 1 trong 16 Quốc Gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, do sự khác biệt lớn về mặt khí hậu, từ vùng cận xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về mặt địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Ở Việt Nam mặc dù có những tổn thất về mặt diện tích rừng trong nhiều thế kỷ nhưng hệ sinh thái rừng Ở Việt Nam vẫn còn rất phong phú về chủng loại. Cho đến nay, theo các con số thống kê được thì có đến khoảng 11,373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng ngang lại thực vật bậc thấp như nấm, rêu, tảo,…
Hệ thống động vật ở Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay theo con số thống kê được có 310 loài thú, 870 loài chim, 29 loài bò sát, 163 loài ếch nhái, có trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển,…
Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, mà nhiều loài còn có ý nghĩa kinh tế rất cao. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú và là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật và thực vật.
Tuy nhiên, thay vì bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam, ở nhiều nơi dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số cá nhân, tổ chức đã và đang khai thác một cách phí phạm và phá hủy làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước ta.
Việc làm suy thoái hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất đi nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, thực vật và những động vật quý hiếm đang có tình trạng khai thác một cách bừa bài. Trong danh sách sách đỏ của Việt Nam năm 1992 mới chỉ có khoảng 721 loài động vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau thì cho đến nay đã có đến gần 900 loài và nhiều những loại thực vật quý khác.
Để có thể tồn tại và phát triển tốt đa dạng sinh học thì chúng ta cần phải xây dựng tốt kinh tế xã hội, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cần cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người trên cơ sở là phải duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.