Giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh ở quê hương Ninh Bình em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thể. Vịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.
Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
1) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
2) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).
3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Ninh Bình là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng du khách thập phương. Trong đó, không thể không nhắc đến khu "Tam Cốc-Bích Động". Đây là danh thắng được ngợi ca là "Nam thiên đệ nhị động" (tức Động đẹp thứ nhì trời Nam)
Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Hải, cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách quốc lộ 1A 2km, cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam. Nơi đây có diện tích 350,3 ha. Thiên nhiên Tam Cốc-Bích Động được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch bụi trần.
Cái thú là ta đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam cốc gồm 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá và bao huyền tích. . Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư ông râu tóc bạc phơ ngồi ở trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội,... thấp thoáng ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào chốn Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vào vách hang lúc nghe rì rào, róc rách, lao xao hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m. Tràn hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao nên vào mùa lũ nước hầu như koong lên tới trần hang ít có sự bào mòn các nhũ đá. Bởi vậy, trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại. Về mùa hè không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái tâm hồn.
Hang Hai còn được gọi là hang Giữa, hang Trung dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao khoảng 3,5m có nhiều nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba còn được gọi là hang Bé có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m phía trong hơi loe ra rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km có nghĩa là "động xanh". Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Đây là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn du đặt cho động năm 1773, chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được xây dựng đầu đời nhà Hậu Lê. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của hang động, núi non với sự tài hoa khéo léo của con người... Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá tạo thành một khối thống nhất vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu "tam tòa" phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp khiến vẻ linh thiêng cổ kính của ngôi chùa được tăng thêm nhiều phần.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bàn đá nhấp nhô trong vườn chùa, có nhiều tượng phất rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có năm ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại nghe thật êm ái, du dương..
Tóm lại, giữa sông nước mênh mông của núi non hùng vĩ ở Tam Cốc-Bích Động con người như bé nhỏ lại. Tới đây, mỗi du khách như được hòa mình vào thiên nhiên tận hưởng không khí trong lành, tâm hồn được thư thái. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh, Tam Cốc-Bích Động còn là một điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình sẵn sàng chào đón du khách thập phương!
Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.
Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.
Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?
Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?
Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.
Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.
Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Bài này ngắn lắm rồi bạn
vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:
Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)
là dạng thuyết minh nha bạn nhưng sẽ có kết hợp với yếu tố miêu tả
Nhắc đến danh lam thắng cảnh Chùa Bái Đính là nhắc đến một không gian văn hóa tâm linh nổi tiếng của vùng cố đô Ninh Bình. Được công nhận là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nơi đây không chỉ là hành trình văn hóa trên đất Phật mà còn chứa đựng giá trị tâm linh, du lịch của cả nước.
Khu tâm linh Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Phía Tây tiếp giáp với cố đô Hoa Lư, đây được xem là một trong ngôi chùa có nhiều thứ nhất ở vùng Đông Nam Á như : nhiều tượng phật bằng đồng nhất, chùa có diện tích lớn, hàng lang có nhiều tượng phật nhất.
Có thể nói về khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính chính là một nơi hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Không gian kiến trúc độc đáo, đồ sộ với những nét chạm trổ đúc đồng tinh tế, cảnh quan núi non hùng vĩ, núi gối sông, mây vờn đỉnh núi. Du khách hành hương đến đây tâm như sáng lòng như yên hơn.
Khi đến với Bái Đính điều đầu tiên bạn thấy đó chính là Tam Quan cao đến 17m, được xem là một trong những ranh giới giữa coi thiêng và cõi trần. Bước qua Tam Quan bạn sẽ đến với không gian tâm linh thanh tịnh với chuông đồng cổ nặng 36 tấn, mỗi khi tiếng chuông ngân vang như xóa tan sự u tịch nỗi thống khổ của chúng sanh.
Dọc hành lang là 500 vị La Hán, con đường đưa con người đến cõi Phật, thức tỉnh lương tri làm người. Các pho tượng Quan Âm, Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam với hình dáng uy nghi bác ái mang đến cho con người niềm tin về vẻ chân thiện mỹ, gieo vào trong chúng ta cảm giác nhân sinh mạnh mẽ. Đây được xem là một trong những công trình đồ sộ giữa trốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Bái Đính dựa mình vào núi xanh thăm thẳm, từ đây nhìn xuống bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt không gian lung linh huyền ảo như một bức tranh tâm linh tuyệt mĩ lại không kém phần cổ kính.
Người ta nhắc đến chùa Bái Đính thường đi kèm với nhận định đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không nhà Lý tu hành và đặt tên cho ngôi chùa. Quốc sư đã phát hiện ra vẻ kì vĩ của ngôi chùa, phía tây dựa núi cảnh sắc yên bình mà đặt dựng lên ngôi chùa Bái Đính này.
Nhắc đến Quốc sư Nguyễn Minh Không là nhắc đến một hiền tài của dân tộc. Ông không chỉ góp phần khai sáng nền tâm linh mà còn là ông tổ của ngành chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ông đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông, được phong là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ góp phần làm nên một nền y học lẫy lừng mà đức Thánh Nguyễn còn được biết đến là một trong những ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên Tứ đại khí nổi tiếng thời nhà Lý như tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.
Chính vì thế đến ngày nay chùa Bái Đính được mệnh danh là một trong những địa điểm hội tụ linh khí của trời đất, tâm linh của dân tộc và nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng cho con người Ninh Bình một phong cảnh sơn thủy hữu tình và con người chính là những nhân tố quan trọng để tôn vinh vẻ đẹp đó. Chùa Bái Đính trở thành một trong những không gian văn hóa tâm linh độc đáo của cả nước. Nếu có dịp hành hương về vùng đất Phật linh thiêng này hãy đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc đồ sộ này nhé.
Giới thiệu về chùa Bái Đính ( Ninh Bình )
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện – Mỹ.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:
“Bổng bồng bông, tập tầm vông
Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”
Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.
Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.
Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.
Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.