Em hãy soạn bài Con rồng cháu tiên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.
Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
Bạn tham khảo nhé
Có nhiều truyện như vậy lắm bạn ạ, ví dụ như:
* Truyện " Qủa bầu mẹ", của dân tộc Khơ - mú:
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai - một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu:
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ - mú.
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh.
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ - mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống.
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống.
* Truyện: " Kinh và Ba- na là anh em":
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh.
* Ở sử thi " Đẻ đất đẻ nước", của dân tộc Mường:
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H`Mông . . .
* Người Tà Ôi kể trong truyện cổ của họ rằng: Dân tộc Tà Ôi được sinh ra từ một quả bầu. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót mỗi hai con chó, một đực, một cái.
Hai con chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa, nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài. Một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa lại nằm vắt lên bờ.
Quả bầu cứ nằm như vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị nắng hạn nung nóng nên ngày càng đen thẫm lại, còn nửa dưới được mát mẻ nên trắng bợt ra.
Mãi lúc khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và con người từ vòng quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả bầu có nước da ngăm đen, còn số được bảo vệ nên có làn da trắng trẻo.
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng sông, suối về đồng bằng sinh sống trở thành người Kinh sau nầy. Những người có làn da ngăm đen lại đi ngược về ở phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ...”
2/ Cái này bạn tự kể nhé!!!!
Bài làm
Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.
Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.
Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.
Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.
Tổ tiên của chúng ta vốn ở miền đất Lạc Việt, thuộc nòi rồng. Ta là con trai của thần Long Nữ vì vậy ta có rất nhiều phép lạ và một sức khoẻ vô địch. Lúc bấy giờ có rất nhiều bọn yêu quái và bọn Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh làm hại dân lành, ta đã tiêu trừ bọn chúng giúp dân lành, và dạy cho họ cách trồng trọt chăn nuôi. Nhưng ta vẫn thích sống ở thuỷ cung hơn là ở trên cạn.
Ta gặp Mẹ Âu Cơ của các con trong một trường hợp rất đặc biệt. Lúc mẹ đến thăm vùng đất Lạc vì nghe tiếng vùng này có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Mẹ con vốn là người vùng núi cao ở phương Bắc thuộc dòng họ Thần Nông, xinh dẹp tuyệt trần. Ta đã bị mẹ con chinh phục ngay trong buổi đầu gặp gỡ ấy, rồi thành vợ thành chồng sống ở cung điện Long Trang.
Các con được sinh ra không phải như bình thường mà trong một cái bọc gồm có trăm trứng. Rồi trăm trứng nở thành trăm người con, đứa nào cũng hồng hào, khôi ngô, tuấn tú và khoẻ mạnh như ta. Ta vô cùng sung sướng mãn nguyện ngắm nhìn và sống cùng các con và Âu Cơ xinh đẹp của ta.
Thế nhưng các con biết rồi đấy, ta vốn quen ở nước không thể sống mãi ở trên cạn, cho nên ta phải đành tạm biệt Âu Cơ và các con trở về thuỷ cung để lại mẹ các con sống trong buồn tủi thương nhớ, chờ mong. Mẹ các con đã gọi ta lên mà than thở trách móc:
– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con.
Thật ra không phải như vậy. Ta và mẹ các con vốn khác về nòi giống. Kẻ ở núi người ở biển, tính tình tập quán cũng khác nhau cho nên không thể ăn ở cùng nhau lâu dài. Vì vậy ta quyết định đưa năm mươi con xuống biển làm ăn sinh sống, còn mẹ các con đưa năm mươi con lên núi chia nhau cai quản các phương. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn.
Anh cả của các con theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, có đầy đủ bá quan văn võ hùng mạnh và quy định luật lệ cha chết thì truyền ngôi cho con đến mãi về sau. Các con, nghe rõ lời ta kể chưa. Như vậy tất cả các con đều là anh em một nhà đấy nhé. Đều là dòng dõi Rồng, Tiên cao quý. Các con phải biết sống xứng đáng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau các con nhé. Ta đi đây. Hẹn năm trăm năm sau ta sẽ trở lại thăm các con.
Đóng vai Lạc Long Quân kể lại câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên – Bài làm 2
Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.
Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.
Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.
Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.
ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.
u Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:
– Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?
Ta nói:
-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.
Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.
Đóng vai Lạc Long Quân kể lại câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên – Bài làm 3
Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.
Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.
Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗng ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.
Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:
– Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.
Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.
Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.
Tk mik nha^^
Bài Thánh Gióng:
1. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
2. Thân bài
- Mở đầu
- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút
- Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
3. Kết bài
- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.
Bài Sự tích hồ Gươm:
I. Mở bài:
Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.
II. Thân Bài
Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:
- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.
III. Kết bài
Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Bài Sơn tinh Thủy tinh:
I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
(Híc, viết mỏi tay, mất 15 phút đánh thạo.)
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự . Vì nó kể lại sự tích về nguồn gốc của con người Việt Nam.
Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy
- Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản tự sự
- Vì văn bản kể về nòi nguồn gốc , nòi giống của con người VN .
I. TÓM TẮT TRUYỆN SƠN TINH, THỦY TINH
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Trả lời:
* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1, từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
- Đoạn 2, tiếp theo đến "Thần nước đành rút quân": Scm Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
- Đoạn 3, phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
* Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với các thời đại vua Hùng, gắn với công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.
Trả lời:
Nhân vật chính trong truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
* Trong cuộc giao tranh:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...
* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.
3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.
LUYỆN TẬP
1. Từ truyện Sơn Tinh, Thủv Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng thêm hàng triệu héc ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt, ngăn chặn nó, quyết tâm chiến thắng. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của thời đại mới.
2. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
Trả lời:
Một số tên truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Mai An Tiêm, Sự tích trầu cau.
I. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương thì Sơn Tinh và Thủy Tinh liền tới cầu hôn. Hai người đều tài giỏi nên vua không biết ai sẽ xứng với con mình hơn, thế là vua Hùng bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Trả lời:
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi thứ một đôi.
→→ Nội dung: Vua Hùng thứ mười tám kén rể cho cô con gái Mị Nương.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Thần Nước đành rút quân.
→→ Nội dung: Cuộc thi tài của hai vị thần tài năng.
Kết quả: Thủy Tinh kiệt sức, Sơn Tinh đã thắng.
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
→→ Nội dung: Oán hận lâu dài của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, thời đại mở đầu lịch sử của dân tộc ta.
2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
Trả lời:
- Nhân vật chính trong truyện là "Sơn Tinh" và "Thủy Tinh".
- Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
Sơn Tinh: Có tài cao phép lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
Thủy Tinh: Có tài lạ: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn.
3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
III. Luyện tập:
1. Hãy kể diễn cảm truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (có thể kể trước gương hoặc kể cho ai đó trong gia đình nghe).
Trả lời:
- Muốn kể chuyện diễn cảm thì bạn phải nắm vững các sự việc và xác định giọng điệu thích hợp.
+ Vua Hùng kén rể →→ giọng hân hoan.
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn →→ giọng điệu ngạc nhiên.
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể →→ giọng điệu thể hiện sự băn khoăn.
+ Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh →→ giọng điệu sôi nổi, dồn dập, hào hùng.
+ Kết quả trận đánh →→ giọng trầm xuống, lắng đọng.
+ Đoạn cuối →→ giọng chậm rãi.
2. Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời:
- Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho hàng trăm nước xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sảnh xuất của người dân. Việc trồng rừng sẽ góp phần điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí trở nên trong lành hơn.
3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
Trả lời:
- Một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết là: Sự tích dưa hấu, Hùng Vương chọn đất đóng đô, vua Hùng dạy dân cấy lúa, vua Hùng trồng kê tra lúa, Chử Đồng Tử, Bánh chưng bánh giầy, Con Rồng cháu Tiên, Trọng Thủy - Mị Châu,...
Chúc bạn học tốt!!!
Tham khảo:
Chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết.
Hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không noi xuể
thôi, dể nói chung nhé!
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra ng` viet nam da co kha nang tu chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh .....
Trả lời :
-Chi tiết tưởng tượng kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm thể hiện dụng ý nhất định về tư tưởng.
- Chi tiết kì ảo còn được gọi là chi tiết thần kì, hoang đường, hư cấu, lạ thường…
Buổi tối zui zẻ nhóe !
I. THỂ LOẠI, TÁC PHẨM
1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.
3. Tóm tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng:
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?
Trả lời:
Ếch tưởng bầu trời trên dầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể, bởi vì:
- Ếch sống lâu ngày trong giếng nọ.
- Xung quanh ếch lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật bé nhỏ.
- Hằng ngày ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
⟹ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
2. Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?
Trả lời:
Êch bị con trâu dẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng, quen thói cũ, nó "nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh".
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
⟹ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Trả lời:
Những bài học rút ra từ truyện:
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng.
- Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo thường bị trả giá đắt, thậm chí bằng tính mạng.
* Ý nghĩa của những bài học:
Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp không được kiêu ngạo, coi thường người khác mà luôn phải cầu thị trong cuộc sống.
LUYỆN TẬP
1. Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Trả lời:
Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là:
- "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai phong như một vị chúa tể".
- "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.
2. Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.
Trả lời:
- Một bạn nào đó ở lớp học giỏi nhất nên luôn tự mãn, khi đi thi chủ quan nên đã thua kém những người khác.
- Để nhắc nhở con cháu điều này, cha ông đã có câu: "Ở nhà nhất mẹ, nhì con. Ra đường khối kẻ đẹp giòn hơn ta. ”
Tham khảo:
Câu 1 (trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:
- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
Câu 2 (Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1)
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan
→ Ếch chết vì sự thiếu hiểu biết, thiếu quan sát, học hỏi
Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài học từ truyện:
- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh
- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết
- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt
Luyện tập
Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện ngụ ngôn này gồm hai phần:
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: “ Ếch cứ tưởng
- Sự trả giá cho lối sống tự phụ, nông cạn
Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.
- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”
Thánh Gióng là người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
sau khi đọc truyện Thánh Gióng .nhân vật Thánh gióng đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
* Sự nghiệp mở nước:
Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện có ý nghĩa sau:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.
LUYỆN TẬP
1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?
Trả lời:
Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.
Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
Học sinh kể lại với các yêu cầu sau:
- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
- Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể
- Kể diễn cảm.
I. Tóm tắt truyện Con Rồng cháu Tiên:
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái làm hại dân lành và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao, bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.
Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở trên cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.
Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trả lời:
- Những chi tiết kì lạ:
+ Lạc Long Quân mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông.
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
+ Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Lạc Long Quân ở dưới nước, Âu Cơ ở trên cạn.
+ Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con:
+ Năm mươi con xuống biển với Lạc Long Quân, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
- Theo truyện thì người Việt là:
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Con cháu vua Hùng.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
Trả lời:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết:
+ Không có thật.
+ Hư cấu.
+ Hoang tưởng.
- Vai trò của các chi tiết này trong truyện:
+ Làm cho câu chuyện hấp dẫn, lí thú. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi và ước nguyện đoàn kết của người Việt.
4. Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.
Trả lời:
- Ý nghĩa của truyện:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
+ Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
III. Luyện tập:
1*. Em biết những câu truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Những câu truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên là:
+ Truyện Quả trứng thiêng liêng của dân tộc Mường.
+ Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú.
- Ý nghĩa của sự giống nhau:
+ Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc.
+ Khẳng định về tình đoàn kết của các dân tộc anh em.
+ Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa của các dân tộc.
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
-Để kể lại câu chuyện truyền thuyết này em cần những lưu ý những điều sau để thể hiện cảm xúc tốt nhất:
- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.
- Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” \(\rightarrow\) Kể bằng giọng trầm.
- Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần”
thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” \(\rightarrow\) chuyển sang
giọng cao hơn.
- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng “than thở” của Âu Cơ, giọng
“phân trần” của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm
tự hào.
Chúc bạn học tốt!!!