Bài tập 1: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?):
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đệp tuoi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
( Nhớ Việt Bắc - Tố Hữu )
b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mua tuyết trên những cành đào, lê, mân. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
( Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)
c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
( Đi cấy - Ca dao )
Bài tập 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ:
a) Làng quê tôi ngập tràn màu xanh: ......... rất non tơ của đồng lúa, ......... thật đậm đà của bãi ngô, ............ đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ............ gần, hoa huệ ........... xa. hoa nhài ........... đây đó, hương thơm tỏa lan khắp vườn.
Bài tập 3: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
1) a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng
b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó. c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng.
3 )a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi. - > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! - > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở. - > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
Bài 3
Dùng điệp ngữ viết lại những câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa trái và cả luỹ tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm quê hương tôi đẹp quá!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.