K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2019

Về điểm chung:
- Đều nói về khát vọng hạnh phúc, khát vọng dâng hiến, khát vọng tận hưởng trong cuộc sống, trong đời sống nội tâm
Về điểm khác:
+ Hồ Xuân Hương: sự uất ức trong kiếp sống san sẻ hạnh phúc lứa đôi, sự nuối tiếc về thời gian của tuổi thanh xuân
+ Xuân Diệu: đầy nuối tiếc về thời khắc thanh xuân sắp sửa chuyển đổi
+ Xuân Quỳnh: khát vọng hạnh phúc lứa đôi, nồng nàn và được quện chặt bởi lòng thủy chung, vị tha của người thiếu nữ đương xuân sắc

Điểm gặp gỡ giữa Xuân Hương, Xuân Diệu và Xuân Quỳnh qua các vần thơ sau là : Đều nói về khát vọng hạnh phúc, khát vọng dâng hiến, khát vọng tận hưởng trong cuộc sống, trong đời sống nội tâm.

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

21 tháng 6 2018

 Ý nghĩa nhân văn của bài thơ "Tự tình II" (Hồ Xuân Hương) là : 
* Thể hiện sự tự nhận thức về bản thân người phụ nữ - điều mà trong văn học Trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI hầu như không thể hiện. 
* Đề cao ý thức cá nhân, ý thức về vẻ đẹp (ngoại hình, tâm hồn,...), thân phận , bản lĩnh, và sự phản kháng khá mạnh mẽ của người phụ nữ trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến 
* Thể hiện khao khát chính đáng và đáng trân trọng của người phụ nữ về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình,..

21 tháng 6 2018

A. ĐÊM KHUYA CÔ ĐƠN

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

-     Đêm đã về khuya, tiếng trống canh dồn dập từ xa vọng lại. Chỉ có một mình trơ trọi trước cảnh vật. Cái hồng nhan cụ thể hóa cái cá thể dằn vặt, thao thức.

-     Hồng nhan (má hồng) đẹp, cao quý mà đem chữ cái đặt lên trên, hơn nữa còn trơ, trơ cái hồng nhan thì thật là chán chường và khinh bạc. Đem cái hồng nhan đối lập với cảnh vật nước non thì không chỉ thể hiện nỗi buồn bực mà còn như thách thức, mỉa mai một cách chán ngán.

-     Hai câu thơ diễn tả tình cảm cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ đêm khuya thanh vắng, chuẩn bị giãi bày một tâm sự.

B. CẢNH NGỤ TÌNH

1.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

-     Men rượu bốc lên từ cơn say trước đó đã thoảng bay đi, giờ lại tỉnh. Hương rượu chỉ sự thề bồi (gương thề, chén thề). Say rồi tỉnh nói về rượu mà cũng có thể nói về tình. Hương tình dù vương vấn nhưng rồi lại thoảng bay đi.

-     Trăng gợi nhân duyên (trăng thề). Trăng khuyết chưa tròn ngụ ý nhân duyên chưa tròn như mong ước.      .

-  Sau bao lần gặp gỡ, tình dù vương vấn rồi lại thoáng qua mau. Ngày tháng trôi đi, tuổi xanh thấm thoát mà nhân duyên vẫn chưa thỏa lòng mong ước.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

chỉ duyên tình lỡ làng.

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

 Chỉ tình duyên muộn màng.

2.                    

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

-     Sau khi trông lên bầu trời có vầng trăng khuyết xế bóng, nhà thơ nhìn cảnh vật trước mắt. Hết đám rêu này đến đám rêu khác mọc trên mặt đất: thời gian vô tình cứ trôi qua. Nhìn ra xa, mấy hòn núi đá tận chân mây. Núi đá luôn trơ với trời xanh, nhưng núi dù già đến đâu vẫn là non:

Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non.

                                                                                    (Ca dao)

cho nên thiên nhiên luôn vĩnh hằng.

-     Thời gian thì lạnh lùng trôi, không gian non nước cứ vĩnh cửu. Còn con người, trước thời gian và không gian, cảm thấy nhỏ bé, kiếp đời ngắn ngủi, tuổi xuân qua mau...

-     Hơn nữa, rêu không mọc đều đặn tầng tầng, lớp lớp mịn màng mà mọc xiên, lại xiên ngang. Mấy hòn núi không chỉ đứng sừng sững nơi chân mây lại đâm, đâm toạc. Xiên ngang, đâm toạc mạnh mẽ, có vẻ ngang ngạnh, bướng bỉnh, thể hiện một nỗi bực dọc, phản kháng duyên phận, ấm ức duyên tình.

C. LỜI THAN THỞ

1.                          

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

-     Năm tháng trôi qua, xuân đi, rồi xuân lại trở về mà cuộc tình vẫn chưa được vuông tròn.

-     Mùa xuân trở về với thiên nhiên cây cỏ nhưng tuổi xuân vẫn không trở lại với con người. Thực tại phũ phàng: thiên nhiên dường như đối kháng với con người:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

                                                                                    (Xuân Diệu.)

2.                          

Mảnh tình san sẻ tí con con.

-     Có thể người phụ nữ đang ôm mảnh tình để đợi kẻ tình chung. Nhưng thời gian cứ trôi qua, mảnh tình san sẻ đi lại mà vẫn chưa tìm được kẻ chung tình, nên tuổi xuân và tình yêu cứ mòn mỏi.

-     Không được cả cuộc tình, khối tình mà chỉ mảnh tình. Nhưng mảnh tình san sẻ cũng chỉ đáp ứng một tí con con mà thôi. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, tủi buồn của chủ thể trữ tình.

12 tháng 1 2019

Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

Đáp án cần chọn là: C

3 tháng 2 2017

Thứ tự: cũng mất, tuần hoàn, mãi, đất trời

Tự tình (bài 3)                                                     - Hồ Xuân Hương-            Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,            Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.            Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,            Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.            Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,            Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghềnh.            Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,          Ngán nỗi ôm đàn(4) những...
Đọc tiếp

Tự tình (bài 3)

                                                     - Hồ Xuân Hương-

            Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,

            Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

            Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

            Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

            Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

            Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

            Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,

          Ngán nỗi ôm đàn(4) những tấp tênh.

                               (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

 

Câu 6 (1.0 điểm). Từ cảm nhận  về nhân vật trữ tình trong bài thơ, em hãy liên hệ so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay.(Viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu.)

 

 

1
22 tháng 12 2023

 Hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phận nổi lênh đênh, không biết đâu là bến bờ của mình. Xã hội phong kiến khiến họ mất đi quyền được tự do quyết định số phận và bị ràng buộc trong những lễ giáo phong kiến hà khắc. Song một điều may mắn là trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã có quyền làm chủ cuộc đời mình mà không bị lệ thuộc hay trói buộc bởi bất cứ ai. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng vì càng ngày người phụ nữ càng khẳng định tiếng nói mạnh mẽ và vị trí quan trọng của mình trong xã hội.

2 tháng 3 2016

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.

 Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:

            Hội này đây mặt trời dọi với trăng

            Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt

            Đất trường cửu ngắm với trời với đất

            Nói vô cùng còn mãi  nước muôn năm

                        (Hội nghị non sông)

Ngoài ra phải kể đến những bài thơ đả kích. Càng thiết tha yêu cuộc đời mới càng căm thù những kẻ phá hoại cuộc sống yên lành. Bọn Quốc dân đảng đảo điên tìm mọi cách phá hoại cách mạng. Cách mạng được dân bảo vệ. Chúng hô hào tổng đình công nhưng chợ vẫn họp, cửa hàng vẫn mở. Xuân Diệu viết bài Tổng... bắt đình công để phản đối bọn phản động.

Tổng đình công đấy, nghĩ mà thương

Phố đóng sao mà cửa mở toang?

Tàu điện long cong ra vẫn chạy

Đồng Xuân ầm ĩ họp như thường!

Tổng đình công hỡi, tổng đình công!

Dân chúng sao mà xỏ chúng ông?

Tưởng chắc được dân nên mới tổng

Mà dân không được thế là tong.

                (Tổng... bất đình công)

Xuân Diệu vốn không phải là nhà thơ châm biếm. Trước Cách mạng chủ yếu là nhà thơ của tình yêu, tình thương, nỗi buồn nhưng trong một số bài văn viết về người cạo giấy ở văn phòng, viết về một số kẻ lang thang cơ nhỡ kể cả viết về loài vật cũng đã mang ít nhiều chất châm biếm. Có sống những ngày tháng Tám ở Hà Nội mới thấy hết không khí cách mạng của quần chúng và cả thái độ của bọn phản cách mạng. Nhưng cách mạng đã vững bước đi lên, trái tim của Xuân Diệu rạo rực tuổi thanh niên. Chào đón cách mạng ở tuổi 27 nhưng tấm lòng Xuân Diệu đã đến với cách mạng từ phong trào Việt Minh những năm 1943-1944. Anh chứng kiến không khí chuẩn bị chiến tranh của Hà Nội và càng cảm phục:

Đất đào xuống cho biết lòng mỗi phố

Sắt trồng lên, cây ngã xuống ngang tàng,

Đây rầm rầm đêm 19 hiên ngang

Hà Nội đứng với cả lòng biển lửa

                            (Thủ đô đêm mười chín)

Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống. Nếu trước đây là lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì nay tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người. Bài thơ Trở về viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám mang không khí yêu đời đó, rất thiết tha và tươi thắm:

Cũng bởi vì tôi nhớ, tôi mong

Một sớm mai hồng tôi sẽ lên đường trở lại

Giữa vũ trụ nhân gian trong gia đình xã hội

Giữa quốc gia nhân loại trong thế giới hoà bình

Một sớm mai hồng, vắng một bình minh

Xanh mắt trẻ em

Hồng môi thiếu nữ.

... Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên

Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.

                                         (Trở về)

Xuân Diệu thích nói đến nhân loại mới với niềm hân hoan chào đón:

Trong lúc tầm lên nhân loại mới

Lòng tôi như thể chiếc nong xanh.

Nhân loại mới như lúa tằm đang lên; nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ... cũng chính là nói một phần cho mình. Mình như trẻ lại, hoà nhập với số đông. Và có những câu thơ của Xuân Diệu chân tình đến vồ vập:

Trời ơi quần chúng hóa tình nhân

(Mê quần chúng)

Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới:

Có một suối thơ chảy từ gần gũi

Ra xa xôi và lại đến gần quanh

Một suối thơ lá ngọt với hoa lành

Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố

                                           (Nguồn thơ mới)

Và Xuân Diệu yêu cái bình dị của cuộc đời. Chẳng có gì thật cao xa mà sao gần gũi:

Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu

Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu

Một buổi chiều sương nghe chó sủa

Sân hè thóc trải lượn bồ câu.

Và thật đáng yêu hương vị của làng quê:

Cái nắng ồ lên trong tiếng lá

Một làn gió nhẹ thoảng hương cau.

Và điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Phải nhìn đời với con mắt tin yêu lòng không u ám, trí không mất phương hướng.

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu

                    (Đôi mắt xanh non)

Sau Cách mạng tháng Tám được sống với tư cách công dân, tấm lòng nghệ sĩ là tấm lòng công dân nên cảm hứng với đất nước không làm sao nói hết được: Việt thanh thanh, Việt sắc sảo mặn mà:

Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn

Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giò

Chị Bắc bộ cánh quạt xoè tươi tắn

Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ

                        (Việt muôn đời)

Đó là những lời ca, tiếng nói buổi đầu đến với cách mạng. Có một cái gì đó gần gũi, non tơ, đằm thắm như mối duyên đầu:

Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy

Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên!

Và tình cảm ban đầu ấy ngày càng sâu đậm thiết tha qua năm tháng. Đi vào kháng chiến là quá trình quần chúng hoá của Xuân Diệu. Mỗi nhà thơ có một cách quần chúng hoá. Tố Hữu từ Từ ấy đã bộc lộ xu hướng quần chúng hoá trong Từ ấy với dân nghèo thành thị. Với Tiếng hát trên đê, anh đã quần chúng hoá với nông dân và càng gắn bó với nông dân cách mạng qua Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc và cao nhất là trong bài Việt Bắc. Xuân Diệu quần chúng hoá với chùm thơ phát động. Xuân Diệu đến với quần chúng sớm nhưng giai đoạn sau có chững lại. Chùm thơ phát động là chùm thơ viết với tấm lòng thương cảm chân tình với người nông dân, với tấm lòng cảm phục. Bà cụ mù loà tìm đến được với ánh sáng mới:

Mẹ dù đau đớn mù loà

Ánh xuân sẽ dọi chan hoà tâm can.

Có lẽ trong những bài thơ viết về phát động quần chúng và cải cách ruộng đất thì những bài thơ của Xuân Diệu vẫn đứng lại được. Trở về với nhân dân là quá trình chuyển biến về nhận thức và tình cảm của tất cả các nhà thơ mới. Mỗi người quần chúng hoá theo một cách riêng. Huy Cận tiến hành quá trình quần chúng hoá từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Huy Cận đi chậm hơn nhưng lại có nhiều thành tựu đáng kể. Về với vùng mỏ, gắn bó với đời thơ, Huy Cận đã có một mùa thơ bội thu với các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời. Còn Chế Lan Viên thì bắt đầu quá trình quần chúng hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo Xuân Diệu thì “trước Cách mạng, thơ của Chế Lan Viên lạnh, không ấm bằng Hàn Mạc Tử. Có một số bài tình cảm ấm áp nhưng Chế Lan Viên vẫn dựa chủ yếu vào óc! Thơ của Chế Lan Viên là thơ của óc”. Ánh sáng và phù sa là tập thơ bộc lộ rõ rệt nhất quá trình đi từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Chế Lan Viên nói lên nỗi buồn cô đơn và quyết tâm “Phá cô đơn ta hoà hợp với người”. Chế Lan Viên hiểu rõ ngọn nguồn, ánh sáng đã soi rọi và phù sa bồi đắp cho tâm hồn tác giả trong cuộc đời mới. Với Xuân Diệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có một giai đoạn bế tắc, khó viết khoảng từ 1949-1953. Lúc này, Xuân Diệu cảm thấy đứng trên lập trường cái tôi không ổn nữa. Bị khủng hoảng. Tập Dưới sao vàng cũng chìm chìm không gây ấn tượng gì:

Kéo dài tâm trạng lênh đênh

Sống mà lắm lúc như mình bỏ đi. 

Khu 4 lúc đó không khí sáng tác có màu sắc riêng đô hội. Cuộc chỉnh huấn 1953 của văn nghệ sĩ đã đem lại cho Xuân Diệu ánh sáng mới:

Bước đầu tuy chưa là bao

Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần

Tập Riêng chung ghi nhận những bước phát triển về tư tưởng của Xuân Diệu. Xuân Diệu chân tình ngợi ca cuộc sống mới “tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính”. Xuân Diệu muốn đấu tranh chống lại con người xưa cũ của mình, con người hay bi luỵ, bùi ngùi, con người chạy theo hư danh, lá mặt lá trái “hai mặt người trên một mặt người ta”. Tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời mới như trái tim hồng.

Một khối hồng đau đáu trong tim

Những câu thơ đẹp của Xuân Diệu ngợi ca đất nước và nhân dân:

Lòng yêu cuộc sống với nhân dân

Mạnh mẽ vươn xa lại toả gần

Đêm hoá làm sương ôm mặt đất

Ngày là nắng ấm giục mùa xuân.

Theo dõi bước đi của nhà thơ cách mạng càng thấy nhà thơ với quần chúng cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Như một phương châm, một tâm sự có tính chất tuyên ngôn:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao

Cuộc đời thơ của Xuân Diệu mở đầu là những trang thơ lãng mạn nhưng bộc lộ sâu sắc khát vọng tự do và tình yêu vươn tới cái đẹp mộng tưởng. Nửa chặng đường sau thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực, gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang những phẩm chất mới cao đẹp mà thơ Xuân Diệu chưa thể có được trong trường thơ lãng mạn./.

3 tháng 3 2016

chung minh xuan dieu da tim ra 1 tieng noi moi qua bai tho voi vang