Mưa thì rất mát nhưng ở dưới cơn mưa lâu sẽ bị rát mặt. Cũng giống như trong tình yêu. Khi yêu thì rất hạnh phúc nhưng kết thúc lại quá đau.😉 😉 😉
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
THAM KHẢO:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.