K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu 1 a,truyện ngắn tôi đi học được kể ngôi kể nào? ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ của nhân vật? tình huống trrong truyện này có gì đặc biệt? b,trong truyện ngắn tôi đi học,nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.Em hãy tìm những chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và phân tích tác dụng của chúng. câu 2 a,có ý...
Đọc tiếp

câu 1

a,truyện ngắn tôi đi học được kể ngôi kể nào? ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ của nhân vật? tình huống trrong truyện này có gì đặc biệt?

b,trong truyện ngắn tôi đi học,nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật.Em hãy tìm những chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và phân tích tác dụng của chúng.

câu 2

a,có ý kiến cho rằng:từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai là một quá trình phát triển rất lôgic

Em có đồng ý với ý kiến đó không?vì sao?

b,trong văn bản tức nước vỡ bờ,nhà văn Ngô Tất Tố đã rất chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ địa phương.

Em hãy tìm một số từ ngữ địa phương trong đoạn trích và phân tích để làm rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương đó.

Các anh/chị giúp em với ạ!!Em xin cảm ơn trước ạ. em đang cần gấp ạ!!

3

Câu 2 :

a)

1. Khẳng định nhận định trên là đúng.
2. Pt, cm:
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quả trình phát triển rất lôgic mang giá trị nhân văn
Ngay từ tên đoạn trích là "Tức nước vỡ bờ" đã cho ta thấy tính đúng đắn của nhận định trên. Việc cãi lí mà không có kết quả, thậm chí tên cai lệ còn thêm hành hạ anh Dậu khiến chị Dậu "tức không chịu được". Ngô Tất Tố dường như đã đặt cả tình cảm của mình vào diễn biến tâm trạng của Chị Dâu, ông đã để chị mềm mỏng với bọn cai lệ mong chồng khỏi bị đòn; để chị uất ức đánh nhau với chúng khi chúng nhất nhất đòi trói chồng [phân tích] ... Đó là một quá trình phát triển rất hợp lí, đúng với logic "Có áp bức thì có đấu tranh", mang đầy tính nhân đạo.
Từ hình thức đấu lí chuyển sang hình thức đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong TỨC NƯỚC VỠ BỜ của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic có sức tố cáo cao. Không chỉ thế, "Tức nước vỡ bờ" còn có giá trị tố cáo cao. Tố cáo bọn lính lệ vô nhân tính, bọn cường hào áp bức những kẻ cùng đinh như anh chị Dậu, mà rộng hơn là tố cáo cái xã hội điêu tàn, nơi những người nông dân phải sống cực khổ vì sưu thuế, vì đói nghèo. Sưu đánh vào cả người sống và người chết... [Phân tích]
3. Khẳng định lại lần nữa tính đúng của nhận định.

Câu 1 :

b) Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

7 tháng 3 2019

1

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn". 

21 tháng 7 2017

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.

- Việc xây dựng tình huống truyện như vậy làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục, thơ lại khúm núm, run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài, cái dũng, cái thiên lương. Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.

19 tháng 7 2023

TK

- Tình huống truyện: xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao – người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục – người cai quản chốn ngục tù tối tăm. Một người là tên đại nghịch cầm đầu để nổi loạn, nay bị bắt còn một người là viên quản ngục đại diện cho trật tự xã hội đương thời (đại diện cho quyền lực tối tăm nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa). Ấy vậy mà, họ đều là những người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ là tri kỷ.

- Việc xây dựng tình huống truyện vậy có tác dụng trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính của cho câu chuyện: Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, đầy kịch tính. Điều này cho thấy mối quan hệ éo le giữa những tâm hồn nghệ sĩ. Đồng thời, cho thấy giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền lực độc ác, tối tăm cuối cùng cái thiên lương đã thắng thế. Chính tình huống độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp cúa hình lượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục.

10 tháng 12 2021

1. Bác Ba

2. Tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

3. 2 tư tưởng: tình phụ tử thiêng liêng và sự yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh. 

12 tháng 10 2019

●    Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.

●    Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu chuyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.Câu 2 :a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụnggì?Câu 3 :a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 : 
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
 Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
 Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

2
20 tháng 3 2020
Vào google mà tra
25 tháng 3 2020

không có

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

11 tháng 9 2019

Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện

- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối

- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể

- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao

17 tháng 1 2018

Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

17 tháng 1 2018

Truyện được kể theo lời của nhân vật người chị. Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật chị và em . Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.