: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung Thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”
Câu hỏi:
Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?
Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:
“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.
Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?
Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?
Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?
- Thủ pháp đòn bẩy thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du: hai từ “càng”, “hơn” nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn của Kiều so với Vân về mọi mặt. “Sắc sảo” thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội về mặt trí tuệ, tâm hồn, tài sắc.
- Phát huy sức mạnh của bút pháp ước lệ, Nguyễn Du tiếp tục khai thác chất liệu thi nhân để tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu”. Tả Thúy Vân cũng vậy. Chỉ có điều khác là: thiên nhiên được dùng để tả Thúy Vân là một thế giới: thiên nhiên viên mãn, tràn đầy, ổn định, thì Thúy Kiều lại gắn với một thế giới thiên nhiên sống động, biến hóa, do vậy mà bất ổn hơn. Một khác biệt nữa là: Nếu nhan sắc Thúy Vân hiện lên khá tỉ mỉ, chi tiết (khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, tiếng nói, mái tóc, nước da) thì nhan sắc Thúy Kiều lại được tập trung vào một số điểm nhấn: đôi mắt – cửa sổ tâm hồn:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Đây là nghệ thuật điểm xuyết, gợi tả của văn học trung đại. Không tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ tả những nét tiêu biểu cho linh hồn đối tượng để tác động vào trí tưởng tượng của người đọc. Làn nước mùa thu trong vắt, nét núi mùa xuân thanh tú, gợi đôi mắt long lanh, thông minh mà đa tình đa cảm ẩn dưới đôi lông mày như nét vẽ của Kiều. Đúng là đôi mắt biết nói, đôi mắt có linh hồn.