Câu 1: -Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
-Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Dựa vào 2 câu thơ trên, cùng với sự hiểu biết của em về văn bản này hãy viết 1 đoạn văn khoảng 1 câu theo cách diễn dịch trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp, câu phủ định, phép lặp, khởi ngữ để làm rõ điểm giống nhau và khác nhau trong cách tả nhân vật này của Nguyễn Du.(gạch chân, chú thích)
Câu 2: Có một bạn học sinh đã chép sai từ "hờn" thành từ "buồn" trong những câu thơ đó. Theo em, việc chép sai từ như thế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý thơ ?
Câu 2:
- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đố kị.
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn ) .
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Good luck!
- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Khônhg thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn)
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du