Viết đoạn văn 200 chữ bàn về tôn sư trọng đạo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao-cua-dan-toc-ta
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Truyền thống "Tôn sư,trọng đạo " được lưu truyền qua biết bao nhiêu thế hệ , đó là một đức tính vô cùng đẹp của dân ta.Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm bút viết lên những tờ giấy đó là thầy cô. Tôn trong những người giữ vai trò truyền đạt tri thức cho thế hệ sau là biểu hiện tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên.Làm được như vậy là ta đã biết ơn đối với những thầy cô người đã giúp ta có tương lai tươi sáng hơn. Lòng biết ơn những người truyền đạt kiến thức cho ta, là những người tiếp nối các thế hệ đi trước,chúng ta cần có những hành động cụ thể để truyền thống này vẫn mãi mãi duy trì và truyền lại cho cho đời sau.
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.
→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
+ Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.
- Bình luận (2đ):
+ Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.
+ Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
+ Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
Cho 5 ví dụ về tôn sư trọng đạo :
- Yêu thương kính trọng thầy cô ở mọi lúc ,mọi nơi.
- Tôn trọng làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
- Học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
- nhớ ơn thầy cô
-giúp đỡ thầy cô khi cần thiết
Em tham khảo:
Một đời sống có ý nghĩa đó là khi ta sống cùng lí tưởng. Lí tưởng sống có vai trò quan trọng với tất cả chúng ta. Lí tưởng được hiểu là điều tốt, điều lớn lao mà chúng ta khao khát hướng đến. Lí tưởng đôi khi chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng có khi nó lớn lao, vĩ đại vô cùng. Thử hỏi, không có lí tưởng thì bước chân của người tù Hồ Chí Minh liệu có đủ vững chãi trong những tháng ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm. Đời sống này cũng vậy. Lí tưởng làm cho ta thấy đời này đẹp hơn sau muôn vàn khổ đau, bất hạnh. Nó từng chút, từng chút thắp sáng tâm hồn, trái tim và khối óc ta. Nhờ lí tưởng, tâm hồn ta được soi rọi, tim ta được tiếp thêm sức mạnh và sống với bản lĩnh, nghị lực, niềm tin. Lí tưởng như ngọn hải đăng dẫn đường, soi rọi con người dù giông tố trên biển có quần quật ngày đêm. Con người vẫn vươn mình bám biển, bám vào thứ ánh sáng của tâm hồn. Chẳng biết từ khi nào, lí tưởng lớn lao ấy đã làm tim ta xốn xang đến như vậy? Một lí tưởng thôi nhưng làm thay đổi cả một kiếp người, cả một dân tộc. Một xã hội trì trệ, một xã hội ỳ cũng sáng bừng vì lí tưởng. Ánh dương mang tên lí tưởng làm đẹp, điểm tô son cho đời sống con người vốn tưởng chừng tẻ nhạt, vô vị. Có lẽ bước chân vươn mình đều bắt đầu từ những lí tưởng, từ những ước mơ nhỏ bé. Điều khác biệt là, ta có dám sống vì lí tưởng tuyệt đẹp ấy hay không? Nhân rộng lòng mình, mở rộng đam mê, tìm kiếm chân lí, con đường đến với lí tưởng cả của bạn và tôi, tất cả thuyền đều rồi sẽ cập bến sau bao ngày lênh đênh mà!
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
1.
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
2. - Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Tham khảo
Câu 1
“Trọng đạo” nghĩa là đề cao việc học, xem việc học và thu nhận kiến thức là quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” như vậy là sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò của người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của người dân. Đây là một tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo.
+ Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. -Phải tôn sư trọng đạo là vì: + Nó là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn . + Là một nét đẹp trong tâm hồn mỗi người,làm cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. ...Câu 4:
Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phần chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, còn được hiểu là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và tồn tạo là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý.
https://hoc247.net/hoi-dap/gdcd-7/vi-sao-phai-co-long-yeu-thuong-con-nguoi-faq113767.html
Thương người như thể thương thân. ...Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Là tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.
- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
- Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo.
các câu ca dao
không thầy đó mày làm nên
một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Tham khảo:
I. DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Truyền thống tôn sư trọng đạo và sự tiếp nối của truyền thống đó trong thực tế cuộc sống hiện nay của mỗi chúng ta.
2. Thân bài:
a) Giải thích thế nào là “tôn sư trọng đạo”:
- “Tôn sư”: kính trọng thầy, quý mến thầy. Theo quan niệm xưa là phải nghe lời thầy dạy bảo, nhớ ơn thầy, chăm lo thầy.
- “Đạo”: Theo nghĩa gốc thời phong kiến, “đạo” trước hết là đạo Nho. Mở rộng ra đó là việc học hành, là chữ nghĩa, kiến thức. “Đạo” còn là đạo lí, đạo đức của con người.
- “Tôn sư trọng đạo”: là quý trọng thầy và đồng thời phải biết chăm lo học hành, giữ cái đạo của thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm cho thầy vẻ vang.
b) “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
- Từ xưa, nhân dân ta rất quý trọng việc học hành. Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và đặt vào vị trí cao nhất.
- Qua các thời kì lịch sử, nhân dân ta sẵn sàng chịu cực khổ, hi sinh để giữ gìn truyền thống này.
- Dẫn chứng làm sáng tỏ: về tấm gương của những thầy giáo mẫu mực (Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…), tấm gương của những học trò hiếu học và các câu chuyện cảm động về nghĩa thầy trò.
c) Ngày nay, truyền thống đó đang được phát huy và bổ sung:
- Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách tích cực để khuyến khích giáo dục. Giáo dục dần dần được xã hội hóa. Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng với tư cách là người chở đò cho thế hệ tương lai.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
- Trước thực trạng phức tạp đó, quan niệm “tôn sư trọng đạo” cần được phát huy và bổ sung ý nghĩa.
- Phải trả quan hệ thầy trò trở về theo đúng nghĩa của nó. Phải coi trọng việc học hành thực chất, tránh bệnh thành tích và quay cóp trong thi cử…
d) Liên hệ bản thân (Bài học về nhận thức và hành động):
- Về nhận thức: Phải ý thức được tính chân lí của truyền thống tôn sư trọng đạo để giữ gìn và phát huy. Đồng thời, phải rèn luyện để nâng cao tính tích cực, chủ động trong việc học tập.
- Về hành động: Phải có hành động thiết thực mang giá trị về tinh thần hoặc vật chất cho sự “tôn sư trọng đạo”.
3. Kết bài:
- Sự khủng hoảng của truyền thống “tôn sư trọng đạo” chỉ là nhất thời.
- Truyền thống đó sẽ luôn luôn được giữ gìn và khẳng định trong cuộc sống ngày nay. Mỗi chúng ta phải có ý thức phát huy nó.