K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2019

Cuộc đời mỗi con người đều có những thăng trầm biến động, chẳng có con đường nào đi đến thành công mà bằng phẳng và trải sẵn hoa hồng. Có trải qua khó khăn, thử thách và biến cố của cuộc đời, con người ta mới thấu hiểu và ngộ ra nhiều thứ, trong cuốn nhật ký của nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm có câu "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói mang ý nghĩa nhắc nhở con người ta hãy ngẩng cao đầu, đấu tranh hết mình với bão giông cuộc đời.

Nếu những cơn bão, lốc xoáy và giông tố là những mối nguy hiểm về thời tiết đối với con người thì giông tố cuộc đời chính là những khó khăn, thử thách gian nan và biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống. Thời tiết không thể mãi một mùa, không thể cứ nhẹ nhàng, dễ chịu cũng như cuộc đời con người không thể cứ yên ổn, phẳng lặng mà luôn thăng trầm ẩn chứa nhiều sự biến hóa khôn lường. Hành động "cúi đầu" thể hiện sự đầu hàng, chấp nhận, không dám đối diện, né tránh, dừng bước hoặc lùi bước. Cúi đầu trước giông bão cuộc đời chính là đầu hàng trước khó khăn, lùi bước và không dám đương đầu với thử thách.

Câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" vừa khẳng định ý nghĩa của những giông tố xuất hiện trong cuộc đời, vừa khuyên răn con người ta phải mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn và giải quyết khó khăn trong cuộc sống của mình. Cuộc đời muôn màu muôn vẻ, ngày hôm nay bình yên nhưng ngày mai liệu có còn "biển yên sóng lặng" hay "bão giông cuồn cuộn", chẳng ai biết trước được và cũng chẳng có ai tránh khỏi được bão giông cuộc đời. Giông tố cuộc đời có thể xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời và ở bất cứ đâu trong cuộc sống của bạn. Có thể là thất bại trong công việc, học tập, mất đi niềm tin, gặp nhiều khó khăn trong công việc hay những nỗi đau thương mất mát... Tất cả đều có thể diễn ra trong cuộc đời của bạn, và cuộc đời phải có những giông tố đó mới "đủ vị".

Dù cuộc đời có thử thách bạn đến đâu, bạn cũng phải kiên cường ngẩng cao đầu chấp nhận và nỗ lực hết mình khắc phục, vượt qua thử thách. Để cho bản thân trải qua sương gió của phong ba bão tố cuộc đời mới thực sự có được sự trưởng thành và vững vàng ý chí, khi ấy đứng trước cuộc đời bản thân mới có năng lực, dày dạn kinh nghiệm và giàu sự trải đời. Đó là những bài học đường đời vô giá mà không có cách nào chúng ta mua được nếu chúng ta không đối đầu, nếu cứ mãi lùi bước, không chấp nhận khó khăn thử thách bạn sẽ mãi yếu đuối, "mỏng manh dễ vỡ", dễ bị quật ngã trước giông tố cuộc đời. Để có thể đối đầu trước giông tố tuy không dễ dàng gì, có thể phải đánh đổi đi nhiều thứ, nhưng không vì thế mà chúng ta lùi bước, càng phải trả giá cho giông tố bao nhiêu ta càng nhận được giá trị gấp đôi cái giá đã trả. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải rèn luyện bản lĩnh, nghị lực của mình bao gồm cả tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm. Trước khó khăn không nên né tránh, nao núng mà phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh của chính mình, dựa vào khả năng của chính mình chứ không phải dựa dẫm, ỷ lại, núp dưới bóng người khác.
Quả thực câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" muôn đời vẫn chính xác, có thất bại mới có thành công và có đương đầu, đối diện và khắc phục thất bại mới mang lại những điều kiện cần và đủ để tạo dựng nên thành công. Muốn tô đẹp cho thành công của mình càng rực rỡ thì càng phải để bản thân trải qua nhiều giông tố cuộc đời, rèn luyện được bản lĩnh đương đầu khó khăn thì cái đích nào ta cũng có thể vươn đến.

#tk

27 tháng 7 2019

Tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu câu nói

Thân bài

a. Giải thích các khái niệm

  • Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.
  • Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại

→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố.

b. Bàn luận

  • Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm
  • Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện
    • Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,....
    • Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,...)
    • Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
  • Bàn bạc vấn đề:
    • Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
    • Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay).
    • Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.

c. Bài học nhận thức, hành động

  • Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình
  • Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người
  • Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích

Kết bài

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

24 tháng 8 2019

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

 Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp  phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



#Châu's ngốc

26 tháng 7 2021

Em tham khảo:

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.

26 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Cuộc sống là một cuộc hành trình dài vô tận đời gian khó con người sinh ra như để thử thách với cuộc đời. Đứng trước khó khăn bạn sẽ làm gì? Cúi đầu chấp nhận thất bại hay sẽ mạnh mẽ đương đầu với nó để giành lấy sự chiến thắng. Riêng tôi tôi sẽ trả lời các bạn qua câu nói nổi tiếng trong “nhật ký Đặng Thùy Trâm”. “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bí ẩn con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách, sóng gió của cuộc đời. Muốn tồn tại con người cần phải có đủ bản lĩnh để vượt qua bởi “đời phải trải qua giông tố, nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Những giông tố của cuộc đời như để đánh thức con người. Bởi chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh thép cứng rắn. Khó khăn thử thách chính là cơ hội để con người thể hiện bản thân. Hãy biến khó khăn thành cơ hội để chiến thắng. Nhờ vào khó khăn mà con người trở thành những tượng đài vĩnh cửu là cột hướng dẫn cho kẻ khác. Trái với những con người tự tin đầy bản lĩnh, là những người “cúi đầu trước giông tố”. Tức là luôn lo sợ, hèn nhát, chấp nhận thất bại. Đó là những con người thiếu tự tin, bản lĩnh. Như vậy Đứng trước khó khăn chúng ta hãy luôn kiên cường mạnh mẽ để vượt qua chứ đừng nên lo lắng, cúi đầu chấp nhận nó.

Cuộc sống là một khái niệm nào đó phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Vậy nên ta cần phải có sự lựa chọn đúng đắn. Vì sao ta lại phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố? bởi cuộc sống không bao giờ tránh được những khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả trong tích tắc. Vì vậy! Con người cần phải có một tâm thế chủ động, nghị lực, sự tự tin, mạnh mẽ để chiến đấu. Nếu không đối đầu với những thử thách con người sẽ không thể tồn tại được. Nhờ vào khó khăn giông tố mà con người lớn lên trưởng thành và mạnh mẽ hơn, cứng rắn trước những sóng gió của cuộc đời. Khó khăn là cơ hội để rèn luyện, tạo nên sức mạnh cho con người. Không có đường nào trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi, vì vậy phải tự mình nỗ lực cố gắng để chạm đến thành công. Không chiến thắng nào đến với ta một cách dễ dàng mà tự mình phải nắm bắt lấy. Gặp khó khăn không hề chùn bước đó là biểu hiện của một con người bản lĩnh, nghị lực. Tại sao lại không được cúi đầu trước giông tố? bởi từ khi sinh ra con người như để thử thách với cuộc đời, với số phận. Cúi đầu trước giông tố là biểu hiện của sự hèn nhát, nhu nhược. Con người phải hiên ngang đánh đổ khó khăn, đạp đổ thách thức mới có thể tồn tại trong cái xã hội này được. Hèn nhát, chấp nhận thất bại là thái độ sống tiêu cực, không bao giờ được dư luận, xã hội đồng tình. Đường đi khó khăn không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông. Đôi khi chúng ta cần chí mạo hiểm để vượt qua khó khăn. Nhiều người chọn cách bỏ cuộc, chịu thất bại, đó thật sự là những hành động ngu ngốc, như thế khó khăn chỉ càng thêm khó khăn. Mọi thứ rồi sẽ được giải quyết Nếu chúng ta mạnh mẽ, đủ bản lĩnh để vượt qua.

Khó khăn là cơ hội cho những con người thực sự. Nhờ vào nó mà ta trở nên cứng rắn hơn, trưởng thành hơn, không vinh quang nào đến một cách dễ dàng. Những con người biết biến khó khăn thành cơ hội là những tượng đài bất diệt. Con người khi chết đi để lại những dấu chân trên mặt cát, thời gian để lại cho đời tiếng ca, những âm thanh trong trẻo. Con người phải vượt qua khó khăn để cảm nhận những dư vị ngọt ngào của cuộc sống. Thử hỏi không có thách thức thì cuộc sống sẽ ra sao? Nó sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, con đường ta đi sẽ quá dễ dàng. Và như thế ta sẽ không quý trọng. Thành công phải do chính con người tạo ra mới có vinh quang và bền vững. Hãy sống và làm việc để vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao của nhân loại.

Câu nói trên là một quan niệm đúng đắn, một thái độ sống tích cực mà con người nhất là lứa tuổi thanh niên chúng ta cần phải làm theo. Để vượt qua giông tố, con người cần phải đủ tự tin, bản lĩnh. Ngoài ra còn phải trang bị thêm đức tính kiên trì, nhẫn nại, thật bình tĩnh để giải quyết khó khăn. Hèn nhát, lo sợ thì sẽ không bao giờ chiến thắng được bản thân, yếu tố quan trọng để quyết định lòng dũng cảm không phải là dám chết, mà là dám sống. Sống để tồn tại, sống để vươn tới những tầm cao của nhân loại.

Một lần nữa tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng, hãy mạnh mẽ đứng đầu trước khó khăn, đừng nên hèn nhát, nhu nhược với những lo lắng, tủn mủn. Đó là thái độ sống mà giới trẻ chúng ta cần phải có, hãy tự tin bản thân lên nhé, khi đó bạn sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người đấy.

9 tháng 6 2016

Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố " (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến vợi chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh...Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. 

Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta, cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. Khi gặp khó khăn trở ngại, bạn hãy tự vươn lên bằng chính niềm tin của mình. Thất bại là mẹ thành công, thất bại là môi trường tôi luyện ý chí của con người như Bác Hồ đã từng nói "Gian nan rèn luyện mới thành công" hoặc "không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên".

Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền.

Cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản được họ. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.

Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Huyn Đai Hàn Quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Đó chính là những tấm gương vượt khó thành tài đáng khâm phục.Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác. Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.

9 tháng 6 2016

a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.

b. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý:

 - Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói):

 + Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .

 + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)

 - Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

 + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.

 + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

 - Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

 + Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.

 + Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.

 + Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

c. Kết bài:

 - Tóm lại tư tưởng đạo lí.

 - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

10 tháng 10 2021

Câu nói '' đời phải trải qua giông tố nhưng không được đầu hàng trước giông tố '' vừa khẳng định những ý nghĩa của giông tố trong cuộc đời, vừa khuyên răn con người phải mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn và giải quyết khó khăn của chính bản thân mình.

(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng...
Đọc tiếp

(Hè 2023)ĐỀ 3:I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta mà không phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau... (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà XBHNV, 2005, Tr 57) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Từ giông tố trong đoạn có nghĩa là gì?. Câu 3. (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ trong câu: Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Câu 4. (1.0 điểm) Theo tác giả muốn Có thắng lợi phải thế nào ? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không, vì sao ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: […] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu […] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập I)

1
10 tháng 8 2023

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chưa bao giờ mình cảm thấy đau khổ và cô đơn đến mức này. “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần. Th. hãy bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao. Có thắng lợi nào đến với chúng ta mà không phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau...

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhà XBHNV, 2005, Tr 57)

Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm

Câu 2. (0.5 điểm) Từ giông tố trong đoạn có nghĩa là những khó khăn, thử thách, những niềm đau, xui rủi bất chợt đến.

Câu 3. (1.0 điểm) Xác định các biện pháp tu từ trong câu: Thì hãy đứng dậy Th. ơi, dù gió mưa giông bão đang nổi lên, dù nước mắt chảy tràn thành suối nguồn đau khổ thì cũng giữ vững tinh thần.

BPTT: điệp ngữ "dù"

Tác dụng: nhấn mạnh rằng dù gặp nhiều chuyện không may, mệt mỏi, đau buồn thì ta cũng nên vững tinh thần. Đồng thời làm tăng giá trị diễn đạt, các vế câu có sự liên kết mạch lạc hơn hấp dẫn đọc giả.

Câu 4. (1.0 điểm) Theo tác giả muốn Có thắng lợi phải đổi bằng mồ hôi nước mắt, bằng suy nghĩ khổ đau...

Em có đồng ý với quan điểm của tác giả. Vì không có thành công hay chiến thắng nào đến dễ dàng với chúng ta, cuộc sống nhiều cơ hội nhưng phải biết nắm bắt phải biết cố gắng nỗi lực và đôi khi là khổ đau thì cuối cùng ta mới đạt đến những thành tựu mình muốn có.

2 tháng 4 2017

a) Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói):

+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội.

+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận)

b) Giải thích, chứng minh vấn đề:

Có thể triển khai các ý:

+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.

+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

c) Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.

+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: Trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

14 tháng 10 2017

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại muợn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giồng tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chi có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi mà còn đó biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỷ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tố chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thỉ hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tố cuộc đời giống Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiêp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất vả, cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tố nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nứớc nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và đặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói của Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời “chinh chiên cũ” đã ngã xuống vì tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,… rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



12 tháng 5 2017

– Vài nét về Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

– Cuộc sống là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, cuộc đời mỗi con người trải nghiệm nhiều trạng thái khác nhau, trong đó hạnh phúc và khổ đau vẫn thường song hành.

– Giông tố: hình ảnh chỉ những khó khăn đáng sợ trong mỗi đời sống chúng ta.

– Trải qua giông tố cuộc đời, đó là điều khó tránh khỏi.

-Không cúi đầu trước giông tố: không lùi bước trước những khó khăn

-> bài học về nghị lực, ý chí sống.

Liên hệ bản thân.

12 tháng 5 2017

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.

27 tháng 7 2019

Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố " (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội đến vợi chúng ta trong cuộc sống. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh...Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.

Bạn thấy đấy, xung quanh chúng ta, cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục. Khi gặp khó khăn trở ngại, bạn hãy tự vươn lên bằng chính niềm tin của mình. Thất bại là mẹ thành công, thất bại là môi trường tôi luyện ý chí của con người như Bác Hồ đã từng nói "Gian nan rèn luyện mới thành công" hoặc "không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên".

Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí ta thêm vững bền.

Cuộc đời vốn nhiều thử thách, chông gai, chúng ta phải luôn tìm cách vượt qua, chứ đừng thấy cái khó khăn trước mắt thì bỏ cuộc. Câu răn đầu tiên của Đức Phật trong 14 điều răn: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”, con người có thể làm được tất cả, chỉ cần lòng người có ý chí quyết tâm, có nghị lực kiên cường thì không gì có thể ngăn cản được họ. Những khó khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì cũng sẽ không làm được gì.

Xung quanh ta đã có rất nhiều người vượt qua được những khó khăn trong cuộc đời tưởng chừng như là không thể vượt qua được như thầy Nguyễn Ngọc Ký, “vẽ cuộc đời từ chính đôi chân”, cho dù đã bị liệt hai tay nhưng thầy đã dùng chân của mình để viết và giờ thầy đã là một người thầy giáo được nhiều người biết đến và khâm phục. Bill Gates từng bỏ dở giấc mơ đại học và thành lập công ty, nhiều lần thất bại nhưng không nản, cuối cùng trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft. Chung Ju Yung, trước khi là chủ tịch tập đoàn Huyn Đai Hàn Quốc từng là một nông dân, rồi công nhân của một kho gạo ở Seoul. Đó chính là những tấm gương vượt khó thành tài đáng khâm phục. Ngược lại, lại có những con người chỉ vì cái nghèo khó mà đã làm những việc trái với pháp luật đạo lý con người, họ đi cướp bóc, trấn lột để kiếm cái ăn cho mình mà không nghĩ gì đến sự mất mát của người khác. Vì vậy, ngay từ trong ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện ý chí bền bỉ, phải noi theo những gương sáng trong cuộc sống, trong học tập, cần học thật tốt để vững vàng cho mình hành trang vào đời thêm vững bước. Trong xã hội, chúng ta nên san sẻ với những người còn khó khăn, thiếu thốn để giúp họ vượt lên chính mình.

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng. Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên.

Tham khảo :

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại muợn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giồng tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chi có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi mà còn đó biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỷ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tố chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thỉ hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tố cuộc đời giống Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiêp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất vả, cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tố nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nứớc nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và đặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói của Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời “chinh chiên cũ” đã ngã xuống vì tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,… rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.

22 tháng 5 2018

Qua câu thơ trên, em cảm thấy câu nói ấy muốn nói với chúng ta rằng không nên bỏ cuộc trước những thử thách khó khăn và nguy hiểm.Sống trên đời này, ai cũng sẽ phải trải qua giông tố của cuộc đời.Không ai mà không cần trải qua cả.Nhưng khi chúng ta phải gặp chúng, chúng ta phải cố gắng vượt qua.Đừng nên thấy khó mà rút lui.Chúng ta phải thật sự cố gắng để vượt qua giông bão này.Đôi khi chúng cũng có thể giúp cho bạn hoàn thiện bẳn thân của bạn hơn.Vì thế nên khi gặp sự trở ngại, bạn hãy nhớ tới những lời tôi nói.

23 tháng 5 2018

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách của cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận" giông tố ỉà biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai “Không cúi đầu trước giông tố” là không dậm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sông, dừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phí trước. Chúng ta phải biểt chấp nhận giông tố vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiếu thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được minh. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp. gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì để cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thây nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tố nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lac quan, đối mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sống, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cố gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muốn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: ‘Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”. Con người sống trên đời này ai cùng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cồ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên.