K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2019

  A B C D M K Hình 2

Trước hết ra chứng minh bổ đề sau : 

Trong một tứ giác lồi ABCD, ta có: \(AB.CD+AD.BC\ge AC.BD\)( BẤT ĐẲNG THỨC PTÔLÊMÊ)

A B C D E Hình 1

Thật vậy, lấy điểm E trong tứ giác ABCD sao cho \(\widehat{EBA}=\widehat{DBC};\widehat{EAB}=\widehat{BDC}\)(Hình 1)

Khi đó hai tam giác ABE và DBC đồng dạng nên \(\frac{AB}{BD}=\frac{AE}{CD}\).\(\Rightarrow AB.CD=BD.AE\)(1)

Lại từ \(\Delta ABE~\Delta DBC\Rightarrow\frac{AB}{BD}=\frac{BE}{BC}\); Và \(\widehat{ABD}=\widehat{EBC}\)(Do \(\widehat{ABE}+\widehat{EBD}=\widehat{DBC}+\widehat{EBD}.\))

Suy ra \(\Delta EBC~\Delta ABD\left(g.g\right)\Rightarrow\frac{BC}{BD}=\frac{EC}{AD}\Rightarrow AD.BC=BD.EC.\)(2)

Từ (1) và (2) có: \(AB.CD+AD.BC=BD\left(AE+EC\right)\Rightarrow AB.CD+AD.BC\ge AC.BD\)

Đẳng thức xảy ra khi E nằm trên đoạn AC, nghĩa là khi và chỉ khi \(\widehat{CAB}=\widehat{CDB}\)hay tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.

                                                Chứng minh, áp dụng  BẤT ĐẲNG THỨC PTÔLÊMÊ vào bài toán(Hình 2)

  Qua đường thẳng song song với AD đi qua M lấy điểm K sao cho AD=MK=BC.(K nằm trong cùng một nửa mặt phẳng với M,C)

Suy ra các tứ giác AMKD, BMKC là hình bình hành  (theo dấu hiệu nhận biết thứ 3)

Áp dụng bất đẳng thức PTÔLÊMÊ cho tứ giác MCKD ta có:  \(MD.CK+MC.DK\ge MK.CD\)

Mà AMKD, BMKC là hình bình hành nên \(\hept{\begin{cases}CK=MB\\DK=MA\end{cases}}\)Và \(MK=BC\)(cách vẽ)

Suy ra \(MD.MB+MC.MA\ge BC.CD\)(Điều phải chứng minh)

Dấu '=' xảy ra khi tứ giác MCKD nội tiếp hay \(\widehat{MKC}=\widehat{MDC}\Rightarrow\widehat{MBC}=\widehat{MDC}\)(Do \(\widehat{MBC}=\widehat{MKC}\))

(P/S : Chỗ dấu '=' em cũng đang phân vân, bài em có gì sai mong các bạn góp ý sửa giùm ạ. Cám ơn)

20 tháng 3 2023

3.1 

Xét hiệu :

\(\left(\dfrac{a+b}{2}\right)^2-ab=\dfrac{a^2+2ab+b^2}{4}-\dfrac{4ab}{4}\)

\(=\dfrac{a^2-2ab+b^2}{4}=\dfrac{\left(a-b\right)^2}{4}\ge0\forall a,b\in R\)

Vậy \(\left(\dfrac{a+b}{2}\right)^2\ge ab,\forall a,b\in R\)

Dấu bằng xảy ra : \(\Leftrightarrow a=b\)

3.2

Áp dụng kết quả của câu 3.1 vào câu 3.2 ta được:

\(\left(a+b+c\right)^2=[a+\left(b+c\right)]^2\ge4a\left(b+c\right)\)

Mà : \(a+b+c=1\left(gt\right)\)

nên : \(1\ge4a\left(b+c\right)\)

\(\Leftrightarrow b+c\ge4a\left(b+c\right)^2\) ( vì a,b,c không âm nên b+c không âm )

Mà : \(\left(b+c\right)^2\ge4bc\Leftrightarrow\left(b-c\right)^2\ge0,\forall b,c\in N\)

\(\Rightarrow b+c\ge16abc\)

Dấu bằng xảy ra : \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=b+c\\b=c\end{matrix}\right.\Leftrightarrow b=c=\dfrac{1}{4};a=\dfrac{1}{2}\)

17 tháng 10 2020

Gọi I là tâm hình bình hành MBDC, J là tâm hình bình hành MAED. G là giao điểm của AI và EM

Tứ giác MBDC là hình bình hành nên BI = IC và MI = ID

Tứ giác MAED là hình bình hành nên AJ = JD 

∆AMD có AI và MJ là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ∆AMD => AG = 2/3AI

∆ABC có AI là đường trung tuyến và AG = 2/3AI nên G là trọng tâm của ∆ABC => G là điểm cố định

Vậy đường thẳng ME luôn đi qua một điểm cố định G (đpcm)

2 tháng 8 2016

A B C D M N I K

nối BD và AC

trong tam giác ABC ta có: M và N lần luợt là trung đỉêm của AB và AC

=> MN là đuờng trung bình của tam giác ABC

=> MN//AC(

trong tam giác ADC ta có I và K lần luợt là trung điểm của DC và DA

=> KI là đuờng trung bình của tam giác ADC

=> KI//AC

ta có: KI//AC

        MN//AC

=> KI//MN(1)

trong tam giác ABD có M và K lần luợt là trung điểm của AB và AD

=> MK là đuờng trung bình của tam giác ADB 

=> MK//DB

trong tam giác CDB có I và N lần luợt là trung điểm của DC và CB

=> IN là đuờng trung bình của tam, giác CDB

=>IN//BD

ta có: MK//DB

         IN//DB

=> MK//IN(2)

từ (1)(2)=> MK//IN

                  MN//KI

=> MNIK là hình bình hành

2 tháng 8 2016

Bài 1:Vẽ đường chéo BD
Xét tam giác ADB có:
M là trung điểm của AB
K là trung điểm của AD
=>KM là đường trung bình của tam giác ADB
=>KM//DB(1) và KM=1/2 DB(3)
Xét tam giác BCD có:
N là trung điểm của BC
I là trung điểm của DC
=>NI là đường trung bình của tam giác BCD
=>NI//DB(2) và NI=1/2DB(4)
Từ (1) và (2)=>KM//NI( //DB)(5)
Từ (3) và (4)=>KM=NI(=1/2 DB)(6)
Từ (5)  và (6)=>KMNI là hình bình hành (dhnb3)
 

7 tháng 8 2019

noi bd

ta co 

+ qa=qn, ma=mb => qm la dg tb tam giac abd =>qm // bd va qm = 1/2bdƠ(1)

+ nb=nc , pd=pc =>np la dg tb tam giac bdc => np//bd va np =1/2 bd(2)

tu (1)(2)=> tu giac mnpq la hinh binh hanh

7 tháng 8 2019

giải giúp mình câu B đi bạn

8 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.