Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn 1,2 của "Mây và sóng", ta thấy được nét hồn nhiền vui tươi của trẻ thơ cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và khơi gợi trí tò mò của một đứa trẻ. Vậy nên em đã luôn tự hỏi cách thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát rất trẻ thơ được khám phá thế giới bên ngoài. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn nhưng em không nỡ rời xa mẹ của mình. Qua hai hình ảnh ẩn dụ mây và sóng ta thấy đứa trẻ hồn nhiên nhưng hiểu chuyện biết cách yêu thương người mẹ của mình
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Mây và sóng
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.
THam khảo:
- Yếu tố tự sự: câu chuyện Nàng tiên ốc mà người chị kể cho em nghe: có bà già làm nghề mò cua bắt ốc, một hôm bà nhặt được con ốc đẹp không nỡ bán bèn đem thả vào chum, rồi có người nấu cơm dọn dẹp sẵn cho bà mà bà không biết là ai. Bà quyết định rình xem là ai, khi biết là cô gái trong vỏ ốc liền đập vỏ và hai mẹ con sống cùng nhau
- Yếu tố miêu tả: ốc xinh xinh, biêng biếc xanh, nhà sao sạch quá, cơm nước tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ, mắt tròn xoe không chớp.
tham khảo:
- Yếu tố tự sự: câu chuyện Nàng tiên ốc mà người chị kể cho em nghe: có bà già làm nghề mò cua bắt ốc, một hôm bà nhặt được con ốc đẹp không nỡ bán bèn đem thả vào chum, rồi có người nấu cơm dọn dẹp sẵn cho bà mà bà không biết là ai. Bà quyết định rình xem là ai, khi biết là cô gái trong vỏ ốc liền đập vỏ và hai mẹ con sống cùng nhau
- Yếu tố miêu tả: ốc xinh xinh, biêng biếc xanh, nhà sao sạch quá, cơm nước tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ, mắt tròn xoe không chớp.
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Câu 1)
- Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.
Câu 2)
Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động. Thế nhưng miêu tả cho rõ, cho hay là mục đích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinh động và lí thú hơn. Cũng như vậy, nếu yếu tố biểu cảm làm cho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là một phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự .
Câu 2:
Trong học kì 1 em đã đc học rất nhiều nhân vật .Nhưng trong tất cả các nhân vật đó em thích nhất là nhân vật Lượm trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.Dưới ngòi bút tác giả ,Lượm là một chú bé ngây thơ hồn nhiên tinh nghịch và yêu đời .
Chiếc ca lô đội lệch với 1 cái túi đen của chú đã điểm thêm cho thân hình nhỏ bé nhanh nhẹn .Với đôi má đỏ hồng hào và nụ cười tươi, Lượm đã biêu lộ rõ dàng sự dễ gần với mọi người và dễ thương khiến ai cũng yêu quý cậu .Lặng im nhìn cuốn thơ mang tên "Tố Hữu" lòng mang mác buồn, tự hỏi lòng tại sao?Tại sao chú bé Lượm trong thơ kia hồn nhiên là vậy,vô tư là vậy dũng cảm như thế kia lại hi sinh , lại chết khi chú còn quá trẻ?Viên đạn lạc nào nhẫn tâm cướp đi thân xác cậu để tâm hồn cậu phảng phất ôm lấy quê hương?Tại sao?Với những câu hỏi kia qunh quẩn trong đầu tôi thiếp đi. bỗng bên tai tôi vang lên bài thơ đó à không một bài đồng dao của lũ trẻ, chúng hát" chú bé loắt choắt................."
Kìa cậu kia kìa,cậu chuẩn bị lên đường rồi đó!Cái ca lô xanh lệch trên đầu trông ngộ thật,trên vai cậu một cái xắc xinh lắm đầy ắp tài liệuu, mang nó chắc cậu mệt lắm .Nhưng sao cậu vẫn cười ,cậu vẫn yêu đời đến thế. Trông cậu thật hạnh phúc.Sắp sếp xong xuôi, cậu ta hí hửng lên đường:đi liên lạc.Với cậu ,việc đi liên lạc còn thú vị ,còn quan trọng hơn bất kì công việc nào khác. Trên con đường lang quanh co uốn éo ôm lấy cánh đồng quê hương vàng óng,thoảng thơm mùi lúa chín kia cậu vừa đi vừa huýt sáo,hồn nhiên lắm ......, và rồi "đoàng"- một tiếng súng vang lên rung động cả một vùng rộng lớn mênh mông yên ắng . Một viên đạn lạc từ đâu vô tình hay cố ý bay tới trúng vào con người bé nhỏ ấy của cậu.Cậu ngã xuống ,nằm im, hương lúa ôm lấy thân xác của cậun như quê hương ôm cậu vào lòng ru cậu vào giấc ngủ ngàn thu bất tận ấy. Cậu đi rồi, trên tay vẫn nắm chặt bông lúa của mảnh đất nơi này.
Cậu đau lắm chứ, đau bởi chưa nhìn đc cảnh đất nước độc lập, dân tộc tự do, đau vì mẹ già ở nhà mong con mà mỏi mắt, nỗi đau kia bình dị biết chừng nào.....Hồn cậu ôm lấy quê hương.Cậu đi rồi nhưng vẫn ở lại_ở lại với một tinh thần thép_ở lại với một hình anh chú bé giao liên dũng cảm kiên cường.
TL
Bài thơ “Mây và sóng” được in trong tập Trăng non - tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được biết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.
Hok tốt nha
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.