Ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam. Hãy viết bài văn về một người phụ nữ mà em yêu quý nhất.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
Cô ơi con sử dụng Canva để làm 1 thiệp tặng cô chủ nhiệm và tặng tất cả cô giáo trong Hoc24.vn ạ
Quà này iem làm để tặng mẹ, chờ mẹ về iem sẽ tặng
(Iem cx có quà cho mấy cô ó nhoa một lát rồi em sẽ đưa lên tại em cần phải sửa lại một số chỗ :3)
Hình ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình. Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn. Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.
TL
Bạn tham khảo
Mười ba năm em lớn lên là mười ba năm mẹ già đi một tuổi. Và thêm những vết chân chim xuất hiện trên khuôn mặt mẹ, là cộng thêm bao nỗi lo lắng, vất vả mà mẹ phải trải qua. Vậy mà mẹ vẫn luôn mạnh mẽ trong cuộc sống, vẫn luôn chăm sóc đầy đủ để em được bằng chúng bằng bạn, vẫn luôn đáp ứng đủ nhu cầu học tập của em không một tiếng thở dài than vắn. Em biết nhiều lúc mẹ mệt mỏi, nhưng mẹ vẫn chỉ luôn giữ nó trong mình mà không nói với bố hay các con. Bởi vì mẹ rất thương chúng em, mẹ không muốn người bên cạnh phải lo lắng cho mình. Mẹ bảo em cứ tập trung vào học tập, tất cả cứ để mẹ lo. Nghe câu nói đó, em thấy thương mẹ biết bao nhưng lại chẳng biết phải làm gì. Mẹ lo cho em tất cả mọi thứ từ cái nhỏ đến cái lớn,biết bao thứ trên đời. Mẹ làm hết mọi việc để dành tất thời gian cho em tập trung vào việc học. Em rất thương mẹ nhưng em lại không đủ can đảm để nói với mẹ rằng em thương mẹ, em yêu mẹ như thế nào. Em biết, để đáp lại tình yêu thương vô bờ bến của mẹ duy nhất chỉ có thể là những kết quả học tập tốt. Nhưng ngay cả học tập đôi lúc em cũng làm mẹ buồn thì thực sự mẹ buồn và thất vọng lắm vì em lắm. Ôi mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ nhiều!
HT
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.
Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.
Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.
Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!
Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.
Bên cạnh Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Giới thiệu về tiểu thuyết Tắt đèn và đoạn trích Tức nước vỡ bờ hay phần Qua những hình ảnh tàn bạo của những kẻ "thi hành công vụ". Em hãy nêu "hành động phản ứng" của chị Dậu là tất yếu nhằm củng cố kiến thức của mình.
Tham khảo:
Người phụ nữ đẹp nhất đối với em có lẽ chính là mẹ, mẹ không chỉ là người đẹp nhất mà còn là người phụ nữ đảm đang nhất, tuyệt vời nhất trong suy nghĩ của em. Mẹ em là một giáo viên tiểu học, năm nay mẹ đã bước sang tuổi 35, mẹ công tác trong chính ngôi trường mà em đang học, chính vì vậy sáng nào em cũng được mẹ chở đi làm và đi học. Mẹ em có mái tóc dài, đen nhánh và thẳng suôn mượt, mẹ không thích nhuộm tóc hay làm xoăn như các cô giáo khác. Dù là đi dạy hay ở nhà mẹ vẫn rất giản dị, không tô son, đánh phấn, nhưng như thế mẹ vẫn rất xinh đẹp. Mẹ em là một giáo viên dạy giỏi ở trường, em rất tự hào khi có một người mẹ như mẹ của em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ của mẹ.
Đến hẹn lại lên, khi ánh nắng chói chang của mùa Hạ nhạt dần, khi tiếng ve không còn râm rang, cây phượng già không còn đốt lửa, khi trong gió thoang thoảng cái se lạnh của chớm đông, là lúc chúng ta cảm nhận được mùa Thu ùa về.
Mùa thu năm nay thật hân hoan, khi chúng ta hướng đến chào mừng nhiều sự kiện lớn của quê hương đất nước. Trong niềm vui chung ấy, chúng ta không khỏi bồi hồi, xúc động hướng đến cái riêng của mỗi chúng ta và là cái chung của cả đất nước, Kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2020), ngày mà cả đất nước Việt Nam dành để tôn vinh người phụ nữ về những thiên chức cao quý.
^HT^
Các bà, các mẹ kính mến!
Hôm nay là ngày 20-10 – ngày Phụ nữ Việt Nam, cho phép con được gửi lời tri ân sâu sắc tới những người làm nên “Nửa thế giới” một ngày hạnh phúc ngập tràn.
Từ lâu, con luôn tâm đắc với câu nói của một triết gia nào đó: “Dù là một anh hùng, một vĩ nhân hay là ai đi nữa cũng đều là con của một người mẹ”. Câu nói giản dị mà thiêng liêng biết mấy, nó luôn vang lên trong tâm khảm của con. Có là mẹ mới thấu hiểu sự vất vả của quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày; có là mẹ mới hiểu những nhọc nhằn, lo toan để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho những đứa con yêu. Dù con còn ở trong nôi hay khi con đã khôn lớn, trưởng thành thì tình mẹ luôn theo con trong suốt cuộc đời. Vì con mà mẹ có thể hi sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình. Tuy nhiên sự hi sinh thầm lặng ấy không phải đứa con nào cũng hiểu hết được. Trong văn học, các nhà văn đã tốn khá nhiều giấy mực cho đề tài này, họ ca ngợi những tấm gương hiếu thảo với mẹ cha như truyện “Sự tích hoa cúc trắng”, “Truyện Kiều” … Nhưng cũng thật buồn vì trong cuộc sống còn có những đứa con đối xử tàn tệ với cha mẹ mình. Để có tiền hút, chích, họ sẵn sàng làm hại bố mẹ. Vì muốn chiếm đất đai của cha mẹ mà họ lừa gạt, hắt hủi cha mẹ. Những việc làm đó sẽ bị trả giá, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng còn sự trừng phạt mạnh mẽ hơn là sự trừng phạt của tòa án lương tâm của chính họ. Cuộc sống cần có tình yêu thương, cần có sự xẻ chia, hãy học cách yêu thương chính những người thân của mình, hãy làm tròn bổn phận của một người con và luôn nhớ rằng “Đừng bao giờ để buồn lên mắt mẹ” bạn nhé!
^HT^