tả ông ngoại
giúp mình
nhanh nhé
mình k cho giúp mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau lời giới thiệu của ban tổ chức, lực sĩ Long bước ra sàn đấu giữa tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Anh rất trẻ, chỉ độ khoảng hai lăm, hai sáu tuổi. Mái tóc đen hớt cao làm tăng thêm vẻ cương nghị của gương mặt chữ điền. Đôi mắt sáng, nụ cười thân thiện rất dễ gần.
Lực sĩ Long có một thân hình rất đẹp. Anh cao khoảng một mét bảy mươi, nặng gần bảy mươi kí lô. Vai rộng, ngực nở, chân tay nổi bắp thịt cuồn cuộn trông mới khoẻ mạnh làm sao! Nước da nâu bóng khiến cho anh trông giống như một pho tượng đổng đen sừng sững
Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ, anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng tám mươi kí lô giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi thắm. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.
Trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 vừa qua, em được ba cho đi xem Hội khoẻ của thanh niên thành phố, tổ chức tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Rất nhiều tiết mục hấp dẫn như Vovinam, vật tự do, cử tạ, Karatê, bóng bàn, bóng chuyền... nhưng em thích nhất vẫn là môn cử tạ. Vận động viên Huỳnh Quốc Long đã xứng đáng đoạt Huy chương vàngLực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ, anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng tám mươi kí lô giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi thắm. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc.
Lực sĩ khẽ nghiêng mình cúi chào khán giả rồi bắt đầu bài thi đấu của mình. Anh choãi chân, lấy thế đứng vững vàng rồi cúi xuống nâng tạ. Vài giây trôi qua, cả ngàn ánh mắt hồi hộp theo dõi từng động tác của anh. Bất ngờ, anh nâng bổng hai quả tạ sắt nặng tám mươi kí lô giơ cao quá đầu một cách nhẹ nhàng giữa tiếng reo hò khen ngợi và tiếng hoan hô như sấm động. Một số khán giả ùa lên chúc mừng và tặng anh những bó hoa tươi thắm. Gương mặt lực sĩ rạng rỡ một niềm hạnh phúc. Có được thành công hôm nay, chắc là anh đã phải trải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. Ngắm nhìn lực sĩ, em ao ước ngày mai lớn lên, em cũng sẽ có được một thân hình và một sức mạnh như thế. Điều đó chẳng dễ dàng gì nhưng ông cha ta đã dạy: Có chí thì nên.
Bố mẹ của em là bác sĩ nên công việc rất bận rộn. Vậy nên từ nhỏ em đã được ông chăm sóc và yêu thương rất nhiều. Chính vì thế, ông là người mà em vô cùng yêu quý.
Ông em năm nay sáu mươi ba tuổi, đã về hưu được khá lâu rồi. Ông cao khoảng một mét sáu lăm, thân hình cân đối. Vì tuổi tác và công việc trước đây phải ngồi rất nhiều nên lưng ông hơi cong. Tuy nhiên điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến sự đẹp lão của ông cả. Tóc của ông có nhiều sợi bạc trắng. Ông hay đùa bảo là tóc có màu như muối tiêu. Khuôn mặt ông trông rất phúc hậu, với vầng trán cao và đôi mắt hiền hòa. Bình thường, ông phải đeo một đôi kính gọng đen lên thì mới nhìn rõ được. Ông của em chẳng có râu, vì ông bảo là không thích để râu. Hằng ngày ở nhà, ông thường mặc bộ áo bà ba với những màu trầm như nâu, đen, xanh dương. Lúc ấy trông ông rất bình dị và gần gũi. Những khi có việc đi xa, ông sẽ mặc vest, trông nghiêm túc lắm.
Mỗi ngày, ông dành thời gian đi tập thể dục ở công viên đầu phố, đánh cờ tướng cùng bạn bè ở trước sân nhà, chăm sóc cho vườn cây cảnh… Nhưng việc ông dành nhiều thời gian và tâm sức nhất chính là chơi với em. Ông chơi trò xây lâu đài cùng em, chơi trò đóng kịch cùng em, chơi trò bác sĩ khám bệnh cùng em… Những trò chơi nhàm chán của một đứa trẻ nhỏ chẳng khi nào làm ông khó chịu. Trái lại, ông còn nhập vai rất cừ nữa cơ. Tuy nhiên, ngoài chơi ra, ông còn dạy em rất nhiều thứ. Ông dạy em tập đọc, tập viết và làm toán, khiến em chẳng có chút sợ hãi gì với việc học cả. Ông còn dạy cho em những kĩ năng của đời sống bình thường như rửa bát, gấp áo quần, quét nhà… Ông dạy em những điều hay lẽ phải, dạy em phải biết yêu thương người khác. Nhiều người vẫn bảo, em giống ông nhất nhà, từ thói quen đến lời ăn tiếng nói. Có lẽ vì em ở cạnh ông từ nhỏ, lại luôn chơi và học cùng ông mỗi ngày nên mới giống ông đến thế. Hoặc cũng có lẽ, đơn giản chỉ là vì em là cháu của ông.
Mỗi ngày, em luôn cầu mong ông sẽ mãi khỏe mạnh và sống cùng em thật lâu, thật lâu. Mỗi buổi sáng, được nhìn thấy ông đi tập thể dục về. Mỗi buổi chiều được thấy ông ngồi đánh cờ ở trước sân. Mỗi chiều tối được thấy ông tỉa cây cảnh ở sau nhà. Mỗi ngày, được nói câu “Chào ông”. Chỉ cần thế thôi là em đã hạnh phúc vô cùng.
Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel. Hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi tám con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buynh-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng...
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Bài thơ là nỗi lòng của tác giả vì mãi miết với nơi thành thị xa hoa mà vô tình quên đi người bạn tuổi thơ đã từng bên mình năm tháng cơ cực là ánh trăng,trăng soi sáng cả vùng quê trăng theo chân ta dù thời chiến hay thời bình ,là người bạn tri kỷ ,nhưng giờ đây lòng người vô tình đã bỏ ánh trăng để khi chợt nhớ về lại cảm thấy hối tiếc giọng thơ như một lời trách hờn của ánh trăng với sự vô tình của lòng người theo năm tháng
Dưới ánh trăng đêm ngó nên thơ
Bến im bờ vắng thấy lững lờ
Chỉ còn tiếng dế tiếng giun ấy
Mặt sông trăng vẽ đẹp như mơ
Dưới ánh trăng đêm ngồi ghi thơ
Nhạt gió lưa thưa nhè nhẹ về
Như viếng thăm đêm chào vui ấy
Như gợn trong lòng thấy bơ vơ
Dưới ánh trăng đêm với sương khuya
Cỏ cây lim dim đón gió về
Nhè nhẹ cây cành đong đưa đó
Như nhuộm vào hồn anh đêm khuya
Dưới ánh trăng đêm với cơn mơ
Hồn kiếm tìm em trôi lững lờ
Thổn thức trong lòng đêm ngồi ngó
Nơi có bóng em cuối trời mờ
Trong thế giới của các loài hoa, mỗi loài có một dáng vẻ và hương thơm riêng. Hoa cúc kiều diễm, đài các. Hoa hướng dương mang màu vàng rực rỡ như ánh mặt trời chói chang. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không kể đến hoa hồng- nữ hoàng của các loài hoa.
Hoa hồng còn được gọi hoa tường vi. Thân cây nhỏ, màu xanh nhưng vô cùng chắc khỏe, cứng cáp. Từ thân mọc ra tua tủa những chiếc gai rất sắc để bảo vệ cho cây. Lá cây màu xanh thẫm, hai bên là những viền răng cưa sắc mảnh. Ở đầu mỗi cành là một nụ hoa nho nhỏ xinh xinh như những chiếc cúc áo. Sau một thời gian, lớp vỏ bên ngoài bung hết, hoa hồng hé mở những cánh đầu tiên. Hoa hồng có nhiều lớp cánh, cánh này bao bọc, ôm ấp lấy cánh kia. Càng vào trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt lấy nhụy hoa màu vàng tươi. Hương hoa hồng không nồng nàn mà đem lại cảm giác rất dễ chịu, nhẹ nhàng và thanh thoát. Hương hoa theo gió bay khắp mọi nơi, để lại trong không gian mùi hương thanh thanh thơm mát. Vào buổi sớm, những giọt sương còn đọng lại trên cánh hoa lung linh như những hạt ngọc. Sương trời dường như làm cho hoa thêm thơm hơn, cánh hoa thêm mềm hơn. Nắng càng lên, hoa càng kiêu hãnh phô hết vẻ đẹp rực rỡ của mình. Vẻ đẹp của hoa làm cho những loài hoa khác phải ghen tức và đố kị. Sắc hoa làm bừng sáng cả không gian, thu hút ong bướm đến hút mật góp vui.
Hoa hồng có tới 100 loài với màu sắc rất đa dạng: màu đỏ, trắng, hồng, vàng... Trong số đó, phổ biến và được ưa chuộng nhất có lẽ vẫn là hoa hồng đỏ. Những đóa hoa hồng đỏ rực rỡ trông quyến rũ và mời gọi như đôi môi căng mọng của người thiếu nữ. Theo thần thoại Hy Lạp, hoa hồng đỏ gắn liền với hình ảnh nữ thần tình yêu. Từ đó đến nay, hoa hồng đỏ được xem là biểu tượng cho tình yêu lãng mạn và sự chung thủy. Không chỉ làm đẹp thêm cho không gian, hoa hồng còn có rất nhiều công dụng. Người ta thường chiết xuất nước hoa hồng dùng để làm đẹp hay dùng cánh hoa để ướp trà. Trong mắt tôi, hoa hồng lúc nào cũng như một bà nữ hoàng đài các, kiều diễm, sang trọng và quý phái. Hoa hồng đẹp nhưng cũng khó tiếp cận bởi nó lúc nào cũng có những chiếc gai như một hàng rào bảo vệ cho chính mình. Ngắm nhìn hoa, lòng người được thư thái trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên tạo hóa.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa hồng với vẻ đẹp rực rỡ, kiều diễm của mình đang góp phần tô điểm cho thiên nhiên tươi đẹp. Yêu hoa hồng, chúng ta cũng nên có ý thức chăm sóc cho cây và trân trọng những vẻ đẹp đến từ thiên nhiên.
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Trong số đó em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.
Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.
Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càn yêu chúng hơn
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Các bạn ơi đừng chép trên mạng nhé ! Cô giáo mình ghê lắm !
Trong kì thi vừa rồi em được điểm cao nên bố mẹ đã thưởng cho em một chuyến đi chơi thăm vườn bách thú. Sau khi được ngắm nghía rất nhiều loài vật lạ, em được đến trước chuồng của một chú hươu cao cổ. Lần đầu tiên nhìn thấy loài vật này trong lòng em đã cảm thấy vô cùng thích thú.
Thân hươu cao to, bốn chân dài nhưng không dài bằng cái cổ của chú. Cái cổ dài, đặc biệt giúp chú ăn được thức ăn trên những cành cây cao hay vươn hẳn ra ngoài để làm quen với các bạn nhỏ. Cả thân hình khoác lên một bộ lông màu vàng xen lẫn những đốm nâu, nhưng chân thì không có những đốm ấy. Đầu chú nhỏ, bên trên có hai cái tai bé bé xinh xinh. Miệng thì nhỏ so với thân hình nhưng lưỡi chú lại rất dài. Cặp mắt đen đen to như hai quả chanh, luôn nhìn mọi người thật hiền lành. Cái đuôi hươu đen, dài đến khuỷu chân.
Chú hươu lúc đứng vươn cao với cái cổ dài kiêu hãnh, lúc thì cúi xuống dụi dụi đầu vào vai người tham quan, hay há miệng nhận đồ ăn của các em nhỏ. Tuy có dáng hình to lớn nhưng chú lại rất hiền lành, thân thiện với mọi người. Bên cạnh chuồng người quản lý đã cố tình trồng một cây xanh rất cao to để làm thức ăn cho hươu, bởi tuy thân hình to lớn nhưng hươu lại rất hiền và chỉ là động vật ăn cỏ. Nhìn chú hươu ăn trông đến là hay. Chú đưa miệng vào gần những khóm lá xanh gần nhất rồi há miệng ra ngoạm lấy, ngẩng cổ lên để cố giựt những chiếc lá đưa vào miệng rồi điềm tĩnh nhai như vừa ăn vừa thưởng thức những món ăn yêu thích của mình. Trong chuồng có hai chú hươu mẹ, một hươu con. Chú hươu con xinh xinh chắc chỉ bé bằng một nửa hươu mẹ. Vì còn bé nên chú hươu con chưa thể với lên cao để ăn lá, bởi vậy mà hươu mẹ ăn xong thì mớm lá cho con. Chú hươu mẹ giựt những chiếc lá rồi thả xuống, hươu con nhìn thấy đồ ăn thì chạy lại ăn một cách ngon lành. Cảnh tượng ấy đã chạm vào những suy nghĩ của em làm em nhớ đến tận bây giờ. Có lẽ loài vật cũng biết yêu thương, chăm lo và có tình cảm giống như con người. Vậy những hành động săn bắn thú hoang liệu có phải đã đến lúc nên dừng lại việc săn bắn thú hoang trái phép hay không?
Em sẽ nhớ mãi hình ảnh chú hươu trong buổi đi tham quan hôm nay, bởi em yêu vẻ đẹp hiền lành của nó.
Chúc bạn học tốt
Hôm nay ngày chủ nhật, mẹ đưa em và bé Bi vào Sở thú chơi. Từ xa em đã nhìn thấy một tấm biển treo trên đó có hàng chữ: “NƠI Ở CỦA CÁC CHÚ THỎ CON”, em và bé Bi dắt tay chạy vội đến xem.
Đây là vương quốc của các loài thỏ, có rất nhiều loài thỏ khác nhau, con thì tai rất dài, có con tai lại ngắn, đốm đen… Nhưng em thích nhất là chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông. Cái mõm của chú nhòn nhọn luôn động đậy. Cái mũi đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc ở hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn. Hai tai nó to như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: “Thỏ là giống vật nghe rất tinh, rất xa”. Có một điều đặc biệt là khi muốn bắt thỏ chỉ cần cầm hai tai xách bổng lên là nó co cả mình và bốn chân lại. Làm như rất dễ xem thỏ béo hay gầy. Chú thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Người chăm sóc vườn thú vừa mới tung bó rau vào là chú đã sà vào ăn ngay. Vừa ăn vừa tròn xoe đôi mắt nhìn mọi người. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một mẫu đuôi ngắn tí tẹo luôn ngo ngoe. Mải đứng ngắm bên chuồng thỏ, em không nghe thấy tiếng mẹ gọi. Đến khi một bàn tay đập nhẹ vào vai em, em giật mình, hóa ra mọi người đang chuẩn bị đi xem các con thú khác.
Ra về, hình ảnh của các chú thỏ con xinh đẹp, đáng yêu vẫn lởn vởn ở trong tâm trí em. Em sẽ nói với mẹ cho em nuôi một chú thỏ xinh đẹp như chú thỏ ở trong Sở thú.
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
hình ảnh ông tiên đã gắn liền với các chuyện cổ tích ngày xưa hay những câu truyện dân gian. ông tiên được người xưa miêu tả rất giản dị. ông có mái tóc bạc phơ, mặc bộ áo trắng và kèm theo đó là một cây gậy có nhiều phép màu. ông hiện lên với khuôn mặt đầy phúc hậu và hiền từ. ông thường giúp những ai gặp hoạn nạn, ông giupd đỡ cho những người hiền lành, chất phác và trừng trị thẳng tay đối với những kẻ độc ác, ham danh lợi. hình ảnh ông tiên sẽ luôn gắn liền với những câu truyện dân gian, hay mà ý nghĩa
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Được sinh ra trên cuộc đời này tôi đã thấy rất hạnh phúc rồi, nhưng được những người sinh ra mình quan tâm chăm sóc mình thì tôi càng cảm thấy yêu cuộc sống này biết bao. Và tôi muốn cho cả thế giới này biết rằng tôi rất hạnh phúc. Đặc biệt ngoài sự yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì tôi còn được sự yêu mến của ông nội tôi. Ông như một tấm gương sáng để tôi noi theo về phẩm chất và tính cách tuyệt vời ấy.
Ông có một khuôn mặt rất đẹp theo như nhiều người nhận xét là như thế. Khuôn mặt của ông mang một vẻ đẹp riêng rất đàn ông và lịch lãm. Cũng chính vì vẻ đẹp ấy mà bà nội tôi đã phải lòng ông. Gò má hơi cao cộng thêm đôi môi đẹp và chiếc mồm rộng khiến cho ông tôi thật đẹp cả đến khi ông già đi như bây giờ mà tôi vẫn thấy được vẻ đẹp đó.
Người ta nói đàn ông miệng rộng thì sang phải chăng ông tôi sang trọng lịch lãm nhờ cái miệng. Ông tôi giờ đã chín mươi tuổi, ông vẫn hồng hào trông ông như một ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích chui ra. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, từng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây. Thỉnh thoảng có những sợi tóc lạc đàn phất phơ trước gió mềm như mây vậy.
Dù già đi nhưng ông tôi vẫn rất khỏe ông vẫn đi lại bình thường. Mắt ông tinh lắm. Ông rất hiền chả bao giờ quát mắng chúng tôi. Ông tôi gầy lắm, chỉ có bốn mươi lăm cân thôi, nhìn thân hình ông chỉ còn có da bọc xương thế nhưng ông vẫn ngày ngày tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe.
Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu. Ông tôi để râu trông thật hiền lành,phúc hậu. Bộ râu ấy cũng bạc phơ như mái tóc trông ông thật như phật sống. Đôi lông mày cũng chuyển sang màu trắng nhìn ông với mái tóc bộ râu đôi lông mày cùng nước da hồng hào ấy nhìn thật đẹp lão biết bao.
Ông là một người liêm khiết nhất mà tôi từng thấy. Khi nhà nước tặng ông một mảnh đất trên thủ đô thì ông lại từ chối. Ai cũng bảo rằng ông quá liêm khiết nếu như ông nhận miếng đất ấy thì bây giờ con cháu có thể sung sướng trên Hà Nội rồi. Thế nhưng ông nhất định không nhận. Và điều đó rất đáng để con cháu học tập và noi theo.
Mỗi khi buồn tôi thường đến bên ông để vuốt ve mái tóc bạc trắng ấy, vuốt râu của ông và nghe giọng cười khanh khách giòn tan, sảng khoái của ông nội. Những nét đẹp trên khuôn mặt nội hay vẻ đẹp tâm hồn đều làm cho tôi thấy yêu quý và khâm phục trân trọng nội tôi nhiều hơn.