K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2019

Trả lời :

Khái niệm : Văn chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng)

~Study well~

#QASJ

Trả lời

Khái niệm : Văn Chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng )

team alan walker

30 tháng 10 2021

câu 1:

sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 2:

Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng

Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........

Câu 3:

tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4:

yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........

Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........

Câu 5:

Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....

ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn

câu 6:

khoan dung là rộng lòng tha thứ

Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

câu 7:

gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân

Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....

Câu 8:

tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........

Câu 9:

yêu thương con người:

- Thương người như thể thương thân.

- người dưng có ngãi thì đãi người dưng

anh em không ngaic thì đừng anh em

- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông

khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

đoàn kết tượng trợ:

- chung lưng đấu cật

- cả bè hơn cây nứa

- là lành đùm lá rách

tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.

tự tin:

- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

trung thực:

- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.

30 tháng 10 2021

câu 8, câu 9 đâu ra zậy bạn

13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

31 tháng 1 2018

a . Truyện kể là văn bản ghi lại sự việc xảy ra, có các nhân vật và tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tạo nên sự việc đó. Nội dung truyện kể chính là chuỗi sự việc xảy ra trong truyện và có ýnghĩa nhất định.

b.

Văn kể chuyện gồm có ba phần:

- Mở đầu câu chuyện.

- Diễn biến câu chuyện.

- Kết thúc câu chuyện.

TLV nhằm rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt nội dung truyện kể (hoặc một câu chuyện đã biết) bằng lời văn, cách nói của chính mình, tránh chép lại nguyên văn truyện đọc nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung truyện, đảm bảo đúng diễn biến các tình tiết xảy ra trong truyện.

c.

Văn kể chuyện là bài viết nhằm tái hiện lại sự việc xảy ra trong truyện kể để người đọc biết nội dung câu chuyện được đề cập đến của truyện kể. Nghĩa là: kể lại truyện bằng lời văn của người kể.

:D

31 tháng 1 2018

ngu loz

18 tháng 4 2019

Tình hình kinh tế:

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng. Ruộng đất bị bỏ hoang⇒⇒đời sống nhân dân cực khổ, phải đi phiêu tán khắp nơi.

- Đàng Trong: Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nước ra sức khuyến khích khai khẩn đất hoang lập làng, ấp ⇒⇒đời sống nhân dân dần đi vào ổn định, hình thành một số địa chủ lớn.

* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

-Thủ công:phát triển đa dạng, xuất hiện thêm nhiều làng nghề nghề thủ công.

-Thương nghiệp: được mở rộng, đô thị xuất hiện. Các thương nhân nước ngoài thường xuyên trao đổi với nước ta. Nhưng đến thế kỉ XVIII, các đô thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:

- Tôn giáo: Nho giáo được đề cao. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta.

- Chữ Quốc Ngữ ra đời.

- Chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm phát triển mạnh.

-Văn học dân gian phát triển phong phú.

-Nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sân khấu phát triển đa dạng.

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z

18 tháng 4 2019

THANKS 

Tham khảo#

1. Trong ký hiệu nhạc, dấu hóa (accidental) dùng để chỉ nốt nhạc bị biến âm,phân biệt với hóa biểu (key signature). Nói chung, người ta thường viết dấu hóa ngay sau khóa nhạc (clef) ở đầu bản nhạc mặc dù chúng có thể được viết ở những nơi khác của bản nhạc, chẳng hạn đặt sau vạch nhịp kép.

2.Có ba loại ký hiệu dấu hóa chính 

3. dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮).

22 tháng 6 2019

**Bố cục**
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

- Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khônnghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

- Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

#NPT

Khái niệm và bố cục của bài văn lập luận chứng minh?
*Khái niệm : Văn Chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng )
* Bố cục
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

- Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khônnghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

- Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.