K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2019

bạn trc đi :)

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏiNăm nay, lớp 4A có cô giáo mới. Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo yêu cầu:– Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình. Cả lớp sôi động hẳn lên, bạn nào cũng hào hứng:– Thưa cô, em tên là Hồng. Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện ạ!– Thưa cô, em tên là Sơn. Bố em là bộ đội biên phòng, mẹ em là giáo viên ạ!– Thưa cô, em tên là Trang. Bố em là phóng viên, mẹ em là...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Năm nay, lớp 4A có cô giáo mới. Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo yêu cầu:

– Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình. Cả lớp sôi động hẳn lên, bạn nào cũng hào hứng:

– Thưa cô, em tên là Hồng. Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện ạ!

– Thưa cô, em tên là Sơn. Bố em là bộ đội biên phòng, mẹ em là giáo viên ạ!

– Thưa cô, em tên là Trang. Bố em là phóng viên, mẹ em là bác sĩ ạ!

Đến lượt Hà, cũng như các bạn, em kể rất tự hào:

– Thưa cô, em là Hà. Bố mẹ em đều là lao công ạ!

Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn quanh, rồi như hiểu ra, mặt em đỏ bừng, rơm rớm nước mắt. Cô giáo bước đến bên Hà, âu yếm đặt tay lên vai em:

- Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. Không có nghề nào là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ.

Không khí im lặng bao trùm lớp học. Những bạn lúc trước cười to nhất, giờ cúi mặt ngượng ngùng. Một bạn rụt rè đứng dậy:

– Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà!

                      (Theo Thuy Dung, Đạo đức lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

a. Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà kể về công việc của bố mẹ?

b. Chúng ta nên có thái độ như thế nào với người lao động?

1
2 tháng 8 2023

a. Vì lúc đó một số bạn đã nghĩ nghề lào công là một nghề thấp hèn, không cao quý và đáng tự hào như bộ đội, bác sĩ,....
b.Chúng ta nên có thái độ biết ơn và trân trọng những người lao động.

Hi, my name's Ya. I'm 11 years old, my birthday is May 30th.  I'm from Vietnam. I'm a student at Dai Tu primary school. I'm in class 7a2. My hoppy are reading book and watching the TV. I'm learning English very much because i'm very exciting. I can swing very well. In my free time, I often chat with my friend and play the piano.

17 tháng 2 2022
Hello everyone, my name is Hieu, I'm 11 years old. I was born on May 25, 2010. I like playing soccer and games with my friends. My favorite subjects are English and math
21 tháng 1 2017

kết bạn với mình đi 

21 tháng 1 2017

Vui tính đấy và làm văn khá hay. Nếu mà làm văn chắc được 10 điểm đó

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là………………., học sinh lớp….., trường ……………….

Các bạn thân mến! Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Trên đây là phần giới thiệu của tôi về kịch bản văn học - văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch". Rất mong được sự góp ý của tấc cả các bạn. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

31 tháng 8 2016

em có thể lm wen dc ko ko ạ ? Em ở Hà Nội đang hk lớp 6 .

 

8 tháng 9 2016

mk ko ở lào cai nhưng mk bằng tuổi bn

4 tháng 4 2017

"Sau khi ăn cơm tối xong, em cùng với một sô" bạn trong nhóm đến thăm Hà - Hà bị bệnh hai ngày nay không đi học được. Chúng tôi vừa mới đến ngõ thì gặp bác gái. - Chúng cháu chào bác ạ! Nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. - Ồ, quý hóa quá! Các cháu vào đi - Mẹ Hà vừa mời chúng tôi vào nhà vừa nói. Ba chúng tôi theo bác gái vào nhà. Mẹ Hà đánh thức Hà dậy. Thấy chúng tôi, Hà rất mừng. Chúng tôi ngồi xuống cạnh Hà hỏi thăm bệnh tình của bạn. Tôi quay lại thưa với mẹ Hà: - Cháu xin giới thiệu với bác các bạn trong nhóm để bác biết. Cháu là Thanh con mẹ Phương. Bạn mặc áo hoa ngồi cạnh Hà là Thúy con bác Khánh xóm dưới. Còn đây là Phượng con bác Đạt gần nhà cháu. Bốn đứa chúng cháu cùng trong một tổ".

10 tháng 10 2018

"Sau khi ăn cơm tối xong, em cùng với một sô" bạn trong nhóm đến thăm Hà - Hà bị bệnh hai ngày nay không đi học được. Chúng tôi vừa mới đến ngõ thì gặp bác gái. - Chúng cháu chào bác ạ! Nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. - Ồ, quý hóa quá! Các cháu vào đi - Mẹ Hà vừa mời chúng tôi vào nhà vừa nói. Ba chúng tôi theo bác gái vào nhà. Mẹ Hà đánh thức Hà dậy. Thấy chúng tôi, Hà rất mừng. Chúng tôi ngồi xuống cạnh Hà hỏi thăm bệnh tình của bạn. Tôi quay lại thưa với mẹ Hà: - Cháu xin giới thiệu với bác các bạn trong nhóm để bác biết. Cháu là Thanh con mẹ Phương. Bạn mặc áo hoa ngồi cạnh Hà là Thúy con bác Khánh xóm dưới. Còn đây là Phượng con bác Đạt gần nhà cháu. Bốn đứa chúng cháu cùng trong một tổ".