ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố Quen ánh điện, cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường | Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. |
(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984
Lựa chọn đáp án đúng ( mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ B. Tự do C. Năm chữ D. Lục bát
Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
A. Rưng rưng B. Lo âu C. Ngại ngùng D. Vô cảm
Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?
A. Hồi nhỏ B. Hồi về thành phố
C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố. D.Hồi chiến tranh.
Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
A. Nói B. Bảo C. Thấy D. Nghĩ
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm, nói tránh
Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?
A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm. ( 1 đ)
Câu 10. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống? (2 đ )
Giúp em với em đang cần gấp
2.
Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.1---''từ hồi về thành phố'' là cái mốc thời gian tin khi chiến tranh đã đi qua ,cuộc sống bình yên trở lại. Từ ''rừng'' Ra ''Phố'' từ ánh trăng thiên nhiên soi rọi đến ''ánh điện'', ''cửa gương'' là những hoán dụ chỉ sự Đổi Thay của hoàn cảnh sống .cuộc sống mới tiện nghi, no đủ, sung sướng hơn, người ta dễ trở nên vô tình biết mấy! vầng trăng đã từng là'' tri kỷ'' nay thành ''người dưng qua đường người dưng qua đường''.''Người dưng'' là ngườixa lạ ,không quen biết . ở đây Trăng được nhân hóa, so sánh như người khách lặng lẽ đi qua ,chẳng ai còn nhớ, chẳng ai còn hay. ăn ở bạc với Vầng Trăng Tình Nghĩa là con người quay lưng lại với quá khứ với thiên nhiên bình dị gần gũi và với chính bản thân mình nữa .ngôn từ không hoa mỹ nhưng lời thơ trĩu nặng Nỗi Niềm đồng thời chân thành như một lời tự thú nên xúc động vô cùng!
-----tự viết mở và kết đoạn nhá!------------