Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Về nghệ thuật: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện trong ý tưởng.
Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:
"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"
Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:
"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".
Nội dung ghi nhớ SGK nghệ thuật sông núi nc nam là biểu ý phò giá về kinh cx là biểu ý
Sông Núi Nước Nam là bài thơ khẳng định về chủ quyền của đất nước, bài thơ muốn dùng điều đó để nói lên rằng sự yêu nước của dân tộc là vô hạn và dân tộc ta phải mãi bảo vệ tâm nguyện yêu nước ấy, mãi dữ cho chủ quyền ấy toàn vẹn. Đây là ngôn giọng rõ ràng, nói lên một lòng yêu nước chân thật.
-Phò Giá Về Kinh là bài thơ thể hiện hai địa danh nổi tiếng là nơi quân ta thể hiện lòng yêu nước lớn lao để bảo vệ dân tộc.
Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.
⇒ hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm.
Sông núi nước Nam
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng