K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2019

Bạn lên mạng tìm ý. Nhiều mà. Vs cả đã đến ngày thi chuyên đâu mà đã có đề

8 tháng 5 2020

Bạn ơi đọc nội quy chx?

Đừng đăng nx nhá!

8 tháng 5 2020

Đề thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 THCS Trần Đăng Ninh 2019 - Đề 1

17 tháng 1 2020

Link nè: https://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/11006794\

Chúc bạn hoc tốt ~ !

14 tháng 5 2019

Sorry bạn nha mk học lớp toán nên quên đề rồi

Nhưng cũng chúc bạn học tốt nhá!

Ủng hộ tk mk nha cảm ơn M.N nhiều ắm uôn 

14 tháng 5 2019

Lên mạng mà xem nhek

3 tháng 5 2018

https://vndoc.com/10-de-thi-thu-hoc-ki-2-mon-toan-lop-6/download

3 tháng 5 2018

Bạn ơi thi cuối năm à?

20 tháng 12 2018

Nhanh em k nha

Có Đề huyện hòa vang em gửi card 500k nha

11 tháng 5 2020

Tài liệu ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng việt

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TIẾNG VIỆT

1. Ngữ âm và chữ viết

- Nắm được quy tắc viết chính tả.

- Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

- Cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và vần (vần đệm, âm chính, âm cuối).

2. Từ vựng

- Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người.

- Cấu tạo từ: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).

- Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ tượng thanh, từ tượng hình.

3. Ngữ pháp

- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.

- Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ; trạng ngữ.

- Câu chia theo cấu tạo:

+ Câu đơn

+ Câu ghép

Cách nối các vế của câu ghép:

* Nối bằng các từ có tác dụng nối: quan hệ từ, cặp từ hô ứng.

*Nối trực tiếp (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).

- Câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

- Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

4. Biện pháp tu từ

- So sánh

- Nhân hoá

- Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm

II. TẬP LÀM VĂN

1. Các kiểu văn bản

- Kể chuyện

- Miêu tả (tả người, tả cảnh)

- Viết thư

- Một số văn bản thông thường (theo mẫu): đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động.

2. Lưu ý

- Cấu tạo ba phần của văn bản.

- Đoạn văn kể chuyện và miêu tả.

- Liên kết câu, liên kết đoạn văn:

+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

III. VĂN HỌC

1. Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người.

2. Văn bản: Nắm được tên tác giả, đầu đề văn bản, đề tài, thể loại; hiểu được nội dung ý nghĩa; nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật,…)

PHẦN HAI: ĐỀ LUYỆN TẬP

 ĐỀ 1


PHẦN I

Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam,Tiếng Việt 4)

1. Ghi lại các động từ trong hai dòng thơ đầu.

2. Ghi lại các tính từ trong hai dòng thơ: “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.

3. “Bão bùng” là từ ghép hay từ láy?

4. Đoạn thơ trên đã nói lên những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi những phẩm chất đó? Cách nói ấy hay ở chỗ nào?

5. Với mỗi từ đơn “truyền “ và “chuyền”, hãy đặt những câu trọn nghĩa.

6. Ghi lại một thành ngữ có từ “nhường”.

PHẦN II

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả vẻ đẹp của dòng sông dựa vào ý thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)

ĐỀ 2

PHẦN I

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp, theo Văn miêu tả, Tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2002)

1. Nội dung chính của đoạn văn là gì ?

2. Vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

3. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm (từ ghép và từ láy) :

Mơ màng, mây mưa, xám sịt, nặng nề, ầm ầm, giông gió,giận dữ, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng.

4. Gạch chân và chú thích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau, nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) :

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

5. Câu văn : “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”có dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? Cái hay của cách nói đó là gì ?

6. Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì ?

PHẦN II

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ…

(Đỗ Nhuận, Việt Nam quê hương tôi)

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp, hãy tả lại vẻ đẹp của một cảnh biển trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).

11 tháng 5 2020

trường j vậy ,,,, kiều phú à

27 tháng 12 2019

tớ thi xong rồi nè

Tớ thi rồi nhưng ko biết chụp 

XIN LỖI CẬU NHIỀU LẮM

16 tháng 3 2022

huuuuuu ko có ai hết á

16 tháng 3 2022

mọi ng đâu hết rồi