Tại sao nhân vật người anh trong văn bản "_Bức tranh của em gái tôi " lại cảm thấy không thể thân với Mèo như trước kia đc nữa?
Helpppp meeee..
Bn nào ở kinh môn mà thi ngữ văn 6 rồi thì cho mk xin đề vs (5 tk)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ KIỂM TRA HOC KÌ 2 VĂN 6
Năm học: 2014-2015
Câu 1(3 đ) Cho câu thơ:Ngày Huế đổ máu(Văn 6, tập 2)a. Hãy chép 11 câu thơ tiếp để hoàn thành 3 khổ thơ của bài thơ?b. Ba khô thơ vừa chép năm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ sang tác theo thể thơ gì?c. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Ngày Huế đổ máu”d. Trong khổ thơ vừa chép tác giả sử dụng thành công các từ láy, hãy chỉ ra các từ láy đó và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó.?Câu 2; (2đ)Viết một đoạn văn (6 đến 8 câu), miêu tả tâm trạng của nhân vật nnngười anh trong truyện Bức tranh cua em gái tôi (Tạ Duy Anh) khi đứng trước bức tranh treo ở phòng triển lãm. Trong đó sử dụng phép so sánh (Chỉ rõ phép so sánh đó).Câu 3: Hãy tả lại hình ảnh một người bạn đang lao động vệ sinh, chăm sóc cây trên sân trường (quét sân, nhặc rác, nhỏ cỏ, tưới cây…)
HƯỚNG DẪN CHẤMCâu 1: Học sinh trả lời các ý sau:a. Chép đúng và đủ 11 câu thơ tiếp hoàn thành 3 khổ thơ đầu. (0,5đ)b. Ba khổ thơ nằm trong bài thơ “Lươm”.( 0,25đ)Tác giả Tố Hữu (0,25đ )Thể thơ: 4 chữc. Phép tu từ hoán dụ. Các từ láy: thoăn thoắt, ngênh nghênh, loắt choắt. xinh xinhTác dụng: gợi dáng điệu bé nhỏ, nhanh nhẹn, tinh nghịch, đáng yêu của chú bé Lượm. (0,5đ)Câu 2:Hình thức trình bày đúng đoạn văn, đảm bảo số câu, đánh số câuTrong đoạn văn sử dụng phép so sánh (chỉ rõ)Nội dung:Đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau:- Miêu tả tâm trạng bất ngờ của người anh khi thấy nhân vaatj chinhstrong bức tranh là một cậu bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ và bất ngờ khi nhận ra cậu bé trong bức tranh chính alf mình- Miêu tả tâm trạng ngõ ngàng (vì nhân vật chính trong bức tranh lại là mình) tâm trạng hãnh diện (vì trong bức tranh hinh ảnh cậu sao đẹp thế) tâm trạng xấu hổ
Vì cảm thấy mình bất tài, thua kém người em, ghen tị và ghen ghét người em
Vì người anh cảm thấy vô cùng ngỡ ngàng và xấu hổ :
-Ngỡ ngàng vì:
+người em mình vẫn coi thường, ghen ghét lại vẽ mình trong bức tranh
+bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh
-Hãnh diện vì:
+mình được đưa vào trong tranh, bức tranh đoạt giải nhất
+trong tranh mình hiện lên thật đẹp, thật hoàn hảo
+em mình thật giỏi, thật tài năng
-Xấu hổ vì:
+mình hay ghen ghét, đố kị, xa lánh em, không hiểu em
+mình cư xử không tốt với em
~học tốt~
#TK
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện?
- Lời kể trong đoạn văn của người anh trai.
Kể về sự việc gì?
- Kể từ việc cả nhà chú ý tới Mèo.
Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
- Bởi vì người anh nghĩ rằng mình ko có năng khiếu gì và ghen tị với em
b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?
- Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
#TK
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
(Minh Huệ)
- Trong 2 câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ.
- Tác dụng: Vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng, sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ như người cha chăm sóc đàn con, thể hiện qua những cử chỉ, hành động: " đốt lửa"; "dém chăn";.... Bằng việc phân tích phép tu từ, giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.
CN VN
b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
CN VN
Đoạn văn kể về việc người anh ghen tị với Mèo vì được mọi người chú ý và không có được năng khiếu như Mèo.
nha
Đoạn văn kể sự vc:
Người anh cảm thấy buồn và tủi thân khi mk k có 1 năng khiếu gì.Từ đó người a nảy sinh lòng ganh tị vs e và k còn vui vẻ vs e đc như trc nữa
Học tốt
Bài làm:
a,Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:
Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.
Khi tài năng của em gái được phát hiện:
Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?
b,
Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau :
- Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
- Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài.
- Anh cảm thấy ghen tị với em.
Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em
c,
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.
Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
học tốt
a)
- Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt kẻ cả, không để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước nữa.
- Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.
- Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.
b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.
c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái: "Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Cậu thấy hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.
Chúc bạn học tốt !
Trường THCS Bình Giang
Môn: Ngữ văn - Khối: 6
Thời gian 120 phút (không kể giao đề)
I. Phần Văn và Tiếng Việt (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về không gian, thời gian, hình dáng, cử chỉ?
Câu 2: (1,0 điểm) Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau. Em hãy cho biết những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này?
Câu 3: (1,0 điểm) So sánh là gì? Em hãy đặt một câu có sử dụng phép so sánh.
Câu 4: (1,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)
II. Phần Tập làm văn (5,0 điểm)
Em hãy tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, ...)