ai thi tiếng việt lớp 5 rồi cho mk biết người ta ra văn gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 5
I. PHẦN 1: (6 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 1. (1 điểm) 5 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 5,0008
B. 5,008
C. 5,08
D. 5,8
Bài 2. (1 điểm) Trung bình cộng của 1,12 ; 2,78 ; 3 là:
A. 3,93
B.20,70
C. 6,90
D. 2,3
Bài 3. (1 điểm) 3kg 6g =…………g
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 360
B. 306
C. 3006
D. 36
Bài 4. (1 điểm) 2m2 3cm2 = ………….m2 (0,5đ)
A. 2,003
B. 2,0003
C. 20,03
D. 20,003
Bài 5. (1 điểm) Khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 42m, chiều rộng 38m. Chu vi khu vườn đó là:
A. 1596m
B. 1600m
C. 160m
D. 118m
Bài 6. (1 điểm) Một miếng bìa hình tam giác có cạnh đáy 8,5dm, chiều cao bằng cạnh đáy. Diện tích của miếng bìa là:
A. 1,445dm2
B. 14,45dm2
C.144,5dm2
D.1445dm2
II. PHẦN 2: (4 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Một công nhân sản xuất được 72 sản phẩm trong 3 giờ. Nếu công nhân đó, làm việc trong 6,5 giờ thì sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Bài 2. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a. 658,3 + 96,28 ; b. 93,813 – 46,47 ; c. 37,14 x 82 ; d. 308 : 5,5
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Bài 3. (1 điểm) Trên một mảnh đất, diện tích đất làm nhà là 80m2. Diện tích đất còn lại là 320m2. Hỏi diện tích đất làm nhà chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất còn lại?.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Đề: Hãy tả một thầy (cô) giáo đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc
A. KIỂM TRA ĐỌC
I- Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.
II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Theo Nông Lương Hoài
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
a. Để khỏi bị ngạt thở.
b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?
a. Vì chú yếu quá.
b. Vì không có ai giúp chú.
c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?
a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?
a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
b. Dang rộng cánh bay lên cao.
c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.
c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
6. Câu nào sau đây là câu ghép?
a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.
b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.
c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.
8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
a. Ngăn cách các vế câu.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:
a. Hai từ đơn b. Một từ ghép c. Một từ láy
B. KIỂM TRA VIẾT.
I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)
II. Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy tả lại cánh đồng lúa quê em.
ĐỀ TOÁN
Đề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 5
Phần I: Phần trắc nghiệm (6 điểm):
Câu 1: (M1 - 1 đ)
a) Số "Bốn mươi bảy đơn vị bốn phần mười và tám phần trăm" viết như sau:
A. 47,480
B. 47,48
C. 47,0480
D. 47,048
b) Phân số thập phân 834/10 được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,0834
B. 0,834
C. 8,34
D. 83,4
Câu 2: (M1 - 1 đ)
a)- Chuyển đổi số thập phân 3, 03 thành hỗn số là:
b)-Chuyển đổi đơn vị đo độ dài 1 m 53 cm thành hỗn số.
Câu 3: (M2 - 1 đ)
a)-Mua 2 quyển vở hết 24000 đồng. Vậy mua 10 quyển vở như thế hết số tiền là:
A. 60 000 đ
B. 600 000 đ
C. 240 000 đ
D. 120 000 đ
b) Lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 nữ. Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm của lớp học đó?
A. 13 %
B. 25%
C. 52 %
D. 25 %
Câu 4: (M2 - 1 đ)
A. 11
B. 12
C. 13
D. 14
b)-Tìm 15 % của 320 kg là
A. 320
B. 15
C. 48
D. 32
Câu 5: (M2 - 1 đ)
a) Vẽ chiều cao cho tam giác ABC sau. Biết cạnh đáy BC
b) Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm (như hình vẽ). Diện tích hình tam giác MDC bên trong hình chữ nhật là bao nhiêu?
Diện tích hình tam giác MDC là:
Câu 6: (M2 - 1 đ) Nối vế A với vế B cho phù hợp.
>> Tham khảo: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm học 2018 - 2019 Online
II.Tự Luận (4 điểm)
Câu 7: Tính biểu thức (M 3 - 1 đ)
a) (128,4 - 73,2): 2,4 - 18,32
b) 8,64: (1,46 + 3,34) + 6,32
Câu 8: Tìm x (M 3 - 1 đ)
25: x = 16: 10
210: x = 14,92 - 6,52
Câu 9: (M 3 - 1 đ)
Một hình chữ nhật ABCD có chiều dài 12, 5 m, chiều rộng bằng 2/5 chiều dài. Người ta cắt một phần đất AMD có dạng hình tam giác (như hình vẽ). Biết DM = 1/3 CD
Tính:
a) Diện tích phần đất đã cắt?
b) Diện tích đất còn lại?
Câu 10: (M 4 - 1 đ)
Cho một số có hai chữ số, khi ta viết thêm vào bên trái số đó một chữ số 1 thì tổng của số mới và số đã cho là 168. Tìm số đã cho.
ĐỀ TIẾNG VIỆT
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 - 2019
A. Đọc thành tiếng: (5đ)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI
B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng
b. Trưa
c. Chiều
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường
b. Xây nhà
c. Quét vôi
Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về
b. Chiều đi/ học về
c. Chiều đi học/ về
Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.
Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ
b. Trụ bê tông
c. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn
b. và
c. mà
Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa
b. Nhiều nghĩa
c. Đồng âm
Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)
1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)
2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.
A = 1 / 50 + 1 / 51 +.....+ 1 / 98 + 1 / 99
Chứng tỏ rằng \(\frac{1}{2}\) < A < 1
mình học vnen nhưng ko có đề toán chỉ có để công dân de day nay về cuộc sống hòa bình và biển hiểu , quyền lợi
ta nguoi than cua em
Thi rồi
Nhưng
Ko
Đăng
Những
Câu
Hỏi
Linh
Tinh
Lên
Diễn
Đàn