K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ NhậtBí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách...
Đọc tiếp

 

 

Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ Nhật

tin tức goIOE

Bí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.

Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách dạy con thường thấy ở những người mẹ Nhật:

1. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự mình làm những thứ mình thích. Có đến 31% bà mẹ đồng ý với quan điểm dạy con theo "chủ nghĩa tự do", "được làm những gì mình thích", "tôn trọng tính tự chủ".

2. 21% các bà mẹ Nhật tham gia cuộc khảo sát không yêu cầu con cái của họ phải học quá nhiều. Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ.

3. Việc học là trọn đời, nhà trường chỉ là một phần trong việc giáo dục, bản thân của mỗi người lúc nào cũng phải không ngừng học hỏi, học từ bạn bè, học từ sách vở, học từ tất cả mọi thứ… Tuy nhiên, chỉ có 16% bà mẹ mong muốn con mình cố gắng học hành nghiêm túc, siêng năng ở trường.

4. 14% bà mẹ đồng ý rằng tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu khi giáo dục trẻ. Hơn ai hết, bản thân mỗi người Nhật hiểu rằng, nếu không biết kỷ luật thì mọi thứ đều khó mà làm tới nơi tới chốn được.

5. 4% bà mẹ nhấn mạnh việc dạy dỗ nên từ phía người mẹ. Người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ nên người. Ngay từ khi lọt lòng, cũng là người mẹ đồng thời cũng chính là người thầy uốn nắn, dạy bảo, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Tầm quan trọng của người mẹ được đánh giá rất quan trọng trong xã hội người Nhật.

Cuộc khảo sát trên đã rút ra kết luận: để nuôi dạy một đứa trẻ thành công, các mẹ Nhật có 3 bí quyết chính:

Bí mật thứ 1: Không nói "Phải học"

52% những người tham gia cuộc khảo sát cho thấy không nên ép trẻ học hay làm những gì chúng không thích, trái lại phải để trẻ được tự do làm những gì chúng thích. Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó. Điều này giúp bố mẹ nhận biết được trẻ có khuynh hướng quan tâm đến cái gì, về nghệ thuật, về kỹ thuật… để đầu tư cho trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết. Bố mẹ những đứa trẻ này chờ đợi sự tự nguyện học tập ở con cái.

Bí mật thứ 2: Thể hiện sự quan tâm, cổ vũ

Bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đạt được thành tựu này nọ. Nhưng những bà mẹ này sẽ không bao giờ thể hiện sự quan tâm "quá đáng" của mình trong việc học của trẻ. Những gì họ làm là cổ vũ tinh thần để trẻ tự nỗ lực, tự cố gắng bằng sức lực của chính mình, đồng thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi quan tâm dành cho trẻ không chỉ là việc học.

Bí mật thứ 3: Nhất định phải dạy trẻ sự nghiêm túc và kỷ luật

Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra. Ví dụ như không được phép làm phiền người khác, thời gian ăn ngủ là mấy giờ, thời gian xem tivi giải trí là khi nào…

Cần rèn cho trẻ phải biết tính kỷ luật dù là làm bất kỳ việc nào. Chẳng hạn như việc làm bài tập về nhà là bắt buộc, cần xem đây là một thói quen cần phải rèn luyện.

Xây dựng một nền móng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng

Khi nhận thấy trẻ có thái độ và đạo đức tốt, những bà mẹ Nhật thường sẽ cho phép trẻ được học tập một cách tự do, được phép làm những gì chúng thích. Tuy nhiên, mọi thứ trẻ làm đều phải gắn liền trách nhiệm với bản thân, đây là dấu hiệu của ý thức lớn lên thành một người biết tự lập.
Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ tò mò, khám phá mọi thứ ở những lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ở mỗi giai đoạn quan trọng như thi cử, bố mẹ đều phải nhắc nhở và quan tâm đến con cái hơn.

Khi trẻ được lớn lên dưới sự bảo đảm và tin tưởng từ bố mẹ, chúng sẽ có xu hướng thoải mái học tập và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.

 

2
4 tháng 9 2018

Cảm ơn bạn nha.

Nhưng mình cưa có con...

Vậy phải làm sao để mình có con được đây???

Có con thò mới dạy nó được chứ

4 tháng 9 2018

bộ bn có con rùi hay sao mà đăng như thế

ko đc đăng câu linh tinh đâu nha

PHẦNII. TỰLUẬN  Câu 1 Tình huống: Quyền trẻ em là gì? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới Câu 2: Bạn A là con một gia đình rất nghèo,đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện.Rất may mắn bạn A đã trúng tuyển thế nhưng trong thời gian học tập tại đây...
Đọc tiếp

PHẦNII. TỰLUẬN 

Câu 1 Tình huống: Quyền trẻ em là gì? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em?Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới

Câu 2: Bạn A là con một gia đình rất nghèo,đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện.Rất may mắn bạn A đã trúng tuyển thế nhưng trong thời gian học tập tại đây bạn A ít nghe lời thầy cô thường bỏ học đi chơi điện t vi phạm nội quy nhà trường dẫn đến kết quả học tập thấp?

a.Theo em hành vi của A là đúng hay sai? Vì sao?

b. Em sẽ khuyên nhủ A như thế nào để A trở thành học trò ngoan?

c. Nêu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

 

2
7 tháng 5 2023

Giúp mik với, ai làm đúng mik tick cho 1 sao

7 tháng 5 2023

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên Tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.

Quyền trẻ em bao gồm 9 nhóm quyền cơ bản như sau: 

+Quyền được khai sinh và có quốc tịch +Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng + Quyền được sống chung với cha mẹ  +Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự +Quyền được chăm sóc sức khỏe +Quyền được học tập +Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch +Quyền được phát triển năng khiếu +Quyền có tài sản

 

27 tháng 3 2018

There are a lot of activities that you can do in your leisure time. Some people are so tired of work that they prefer to use their free time just for resting and sleeping. Others spend their free time on their favourite activities. For example, they listen to music, play their favourite musical instrument, go on a picnic, take a trip, go to the nature and enjoy the fresh air, hang out with their friends, go partying, go shopping, visit their relatives, spend some time with their kids and play games with them, read and write, watch TV, watch movies or cartoons, go to the theatre, surf the net, cook, do some gardening, etc.  Some people me choose sports to enjoy their free time. Among different kinds of sports, I prefer basketball.When you play basketball with your team mates you have a chance to get rid of all the negative energies that are piled up in you throughout work or study time. Your body is wholly involved. Basketball involves both your mind and your body. It’s an extremely physical activity, so that even your finger tips have to be strong. In basketball you need both stamina and speed to be a successful player. It’s not that important if you’re not tall. Your strength is of much more importance.  Both feet and hands must be strong. Even you need to be wise in this game. If you know where to stand so that your rival has a weak chance of blocking you, you’ll more successfully get close to the basket to shoot and score. Basketball is a team work and this is what I the most about this sport. You learn how to cooperate with other team mates. Sometimes, you need to sacrifice yourself by blocking the rival so that your team mate can find space to go to the basket and score. Passing the ball to other members of your team makes the chance of winning higher and higher.

Nguyên tắc 'tắm' ngôn ngữ khi học tiếng AnhNguyên tắc 1: Nghe càng nhiều càng tốtMình viết dựa trên trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân, cũng như quan sát quá trình học ngôn ngữ của các con và học sinh. Các nguyên tắc không chỉ hiệu quả đối với lứa tuổi 0-6 mà có thể áp dụng với bất kỳ lứa tuổi nào để học một ngoại ngữ.Phương pháp dạy ngoại ngữ thông qua việc “tắm” ngôn...
Đọc tiếp

Nguyên tắc 'tắm' ngôn ngữ khi học tiếng Anh

Nguyên tắc 1: Nghe càng nhiều càng tốt

Mình viết dựa trên trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân, cũng như quan sát quá trình học ngôn ngữ của các con và học sinh. Các nguyên tắc không chỉ hiệu quả đối với lứa tuổi 0-6 mà có thể áp dụng với bất kỳ lứa tuổi nào để học một ngoại ngữ.

Phương pháp dạy ngoại ngữ thông qua việc “tắm” ngôn ngữ chính là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu dạy con dù bạn biết nhiều, biết ít hay thậm chí không biết ngoại ngữ đó. Đây là phương pháp phù hợp áp dụng cho mọi lứa tuổi và tuân theo quy luật rất tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ.

Hãy hình dung một đứa trẻ 3 tuổi ở bất kỳ quốc gia nào, nếu phát triển bình thường, đều có thể nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Đó là bởi vì đứa trẻ đã được nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi nhận vào bộ não việc ngôn ngữ ấy được sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Ngôn ngữ mà trẻ tiếp thu được trong giai đoạn 0-3 tuổi sẽ đi vào tiềm thức, vì vậy trẻ sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên và bật ra theo bản năng.

Khi mình dạy bé đầu tiếng Anh từ lúc chín tháng tuổi hay bé thứ hai lúc mới hai tuần tuổi, nhiều người bảo “nó đã biết nói đâu mà dạy” hay “nói thế nó có hiểu không?”. Mình sẽ trả lời “cháu vẫn hiểu và cháu đang nghe đấy”.

Đừng chờ trẻ trẻ con biết nói mới dạy nó, input phải vào trước thì mới ra output chứ, đừng chờ có output rồi mới cho thêm input. Nếu bạn chưa thấy output nghĩa là input chưa đủ hoặc chưa đúng. Giống như đứa trẻ Việt đã tiếp thu ngôn ngữ từ lúc chào đời thậm chí từ lúc còn trong bụng mẹ nên đến 1 tuổi là bắt đầu bập bẹ, 2 tuổi đã nói rành rọt và muộn lắm thì 3 tuổi đã thành thạo tiếng Việt ấy.

Quy tắc phát triển kỹ năng ngôn ngữ là theo thứ tự: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Trong 4 kỹ năng này thì Nghe và Đọc đóng vai trò là input hay còn gọi là receptive skills, còn Nói và Viết đóng vai trò là output hay còn gọi là productive skills. Muốn nói giỏi thì phải nghe nhiều, muốn viết giỏi thì phải đọc nhiều. Vì vậy nếu bạn muốn con bạn nói giỏi tiếng Anh, hãy cho chúng nghe thật nhiều.

Hai hình thức nghe

Nghe có thể chia làm hai loại: nghe có chủ đích và nghe vô thức.

Nghe vô thức, hay còn gọi là “tắm” ngôn ngữ, là cách tuyệt vời để bắt đầu cho trẻ 0-3 tuổi và nên duy trì cho trẻ cũng như cho bất kỳ ai ở lứa tuổi nào muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ. Bất kỳ lúc nào trong ngày, cha mẹ cũng có thể bật các bài hát tiếng Anh hoặc các file nghe tiếng Anh để trẻ nghe một cách vô thức trong lúc chơi và sinh hoạt. 

Nếu muốn dạy ngoại ngữ từ sớm cho trẻ, phụ huynh nên 

Nếu muốn dạy ngoại ngữ từ sớm cho trẻ, phụ huynh nên để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ đó càng nhiều càng tốt. Ảnh: Stacker

Nghe có chủ đích là việc nghe kết hợp với học, thường có thể áp dụng được một cách rõ ràng hơn khi trẻ lớn hơn một chút, mà theo kinh nghiệm của mình là từ khoảng chín tháng hoặc 1 tuổi trở đi, tùy theo sự phát triển nhanh chậm của trẻ.

Bên dưới mình sẽ đi sâu vào hoạt động nghe có chủ đích để học.

Nghe cái gì?

Để tăng khả năng nghe, trẻ có thể bắt đầu bằng việc nghe các bài hát tiếng Anh đơn giản, bởi ngôn ngữ có giai điệu kết hợp với âm nhạc kích thích thính giác giúp trẻ dễ thuộc hơn.

Các bài hát cho trẻ có thể tìm thấy vô vàn trên Youtube từ các nhà cung cấp như supersimplesong, chuchuTV, hooplazkidz, dreamenglish... Trẻ nên bắt đầu từ các bài hát đơn giản, phổ thông (search "nursery rhymn for kids" hay "kids songs").

Song song với bài hát, cha mẹ có thể cho trẻ nghe các video theo chủ đề để nâng cao vốn từ vựng. Bạn chỉ cần search "animal songs" hay "counting songs" thì sẽ ra rất nhiều video trên Youtube. Khi lựa chọn video theo chủ đề, cha mẹ nên tìm những video có hình ảnh và âm nhạc đơn giản, đảm bảo phần lời và tiếng được phát âm rõ ràng, không bị át bởi nhạc. Nếu có chữ đi kèm, chữ cần xuất hiện rõ ràng, chạy với tốc độ chậm và theo từng từ một, rồi khi trẻ thạo hơn mới tăng độ khó lên cấp độ câu.

Một nguồn học liệu phong phú và dễ hiểu với bé nhất chính là cuộc sống xung quanh, vì thế các chủ đề nên gần gũi để bé có thể học qua thực tế. Cụ thể, bé nên bắt đầu từ các bộ phận cơ thể, rồi đến các đồ vật quanh nhà, thức ăn, màu sắc (cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, vì trẻ 2 tuổi mới có khả năng phân biệt được màu sắc), quần áo, cảm giác nóng lạnh, vật nuôi...

Với cùng một từ hay chủ đề, bố mẹ nên kết hợp nhiều hình thức học liệu để con hình dung ra sự vật hiện tượng một cách rõ ràng hơn và cũng là cơ hội được nhắc lại từ nhiều lần hơn. Chẳng hạn, học từ cái tất (socks), bố mẹ nên cho con đi tất, xem hình ảnh đôi tất, vẽ đôi tất... kết hợp nghe, nói trong lúc thực hiện các hoạt động này.

Trên thị trường hiện nay có những phần mềm được thiết kế để dạy trẻ Tiếng Anh từ sớm rất hữu ích như Monkey Junior mà mình đang cho con sử dụng. Phần mềm giúp bé có thể vừa nghe, vừa nhìn từ, và hình ảnh cũng rất sinh động nên tiếp thu tốt hơn.

Sử dụng phần mềm, bố mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị học liệu cho con, đặc biệt nếu bạn áp dụng dạy chữ cho con sớm. Ngoài ra, các bài học đã được thiết kế để từ vựng xuất hiện có tính lặp lại thường xuyên trong app, sẽ trẻ ghi nhớ phần ngôn ngữ đích tốt hơn. Những phần mềm này hữu ích cho các bố mẹ không giỏi tiếng Anh vì bài học đã được sắp xếp theo các cấp độ từ dễ đến khó.

Nghe như thế nào?

Với trẻ 0-3 tuổi, nếu không muốn trẻ tiếp xúc với máy tính hay iPad, bố mẹ có thể tải về và chỉ cần cho trẻ nghe chứ không nhìn. Với trẻ trên 2-3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ vừa nghe vừa xem với thời lượng hạn chế, chẳng hạn một video 1-2 phút một lần, lặp lại ba lần một ngày. Ngày hôm sau, bạn cho trẻ xem một video khác cũng với thời lượng và tần suất như vậy. Trẻ có thể kết hợp xem cái mới và ôn lại cái cũ một lần mỗi ngày. Việc để trẻ tiếp xúc với cùng một ngữ liệu lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ghi nhớ được tốt hơn. Đồng thời ngữ liệu được thay đổi theo ngày để trẻ không cảm thấy nhàm chán.

Khi nghe, bố mẹ nên cùng con hát theo, nhắc lại lời bài hát hoặc từ trong video, vừa hát vừa kết hợp nhảy theo nhạc hoặc làm các động tác phù hợp với nội dung. Chẳng hạn, nghe về các bộ phận cơ thể thì chỉ tay vào các bộ phận cơ thể, nghe về các động từ chỉ hành động như đi bộ, nhảy, chạy, bò... thì cũng hành động như thế.

Nếu bố mẹ giỏi tiếng Anh, hãy giao tiếp với bé hàng ngày. Chọn một trong hai người giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh với bé là tốt nhất. Nếu không được như vậy thì bạn có thể giao tiếp với bé vào thời gian nhất định trong ngày, cố gắng cố định thời gian và giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn vào lúc đó. Bạn hãy chỉ và gọi tên đồ vật, con người, cuộc sống xung quanh, giải thích cho trẻ những hoạt động, hành động, hiện tượng.

Nếu bố mẹ không giỏi tiếng Anh, hãy để con nghe phần bài hát, file nghe hay video mẫu trước, rồi cố gắng tập nói với bé theo nội dung đó giống như một người bạn học. Phần nghe giúp bé có được phần input ngôn ngữ chuẩn, còn phần nói giúp bé được thực hành ngôn ngữ vào tình huống thực tế.

4
26 tháng 9 2018

thank you , very much

7 tháng 3 2020

Bạn thành nhà văn đc đấy

Câu 1: Những việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ emB. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túyC. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cáiD. Đánh đập trẻ em.Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?A. Kính trọng ông bà, cha mẹB. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thangC. Lễ phép với thầy cô giáoD. Yêu thương, đoàn kết với bạn bèCâu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm...
Đọc tiếp

Câu 1: Những việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái

D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang

C. Lễ phép với thầy cô giáo

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè

Câu 3: Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà

B. Bổn phận của cha mẹ

C. Bổn phận của anh chị em

D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu

B. Ý thức của người tham gia giao thông

C. Pháp luật chưa nghiêm

D. Phương tiện giao thông nhiều

Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm

B. Đi xe đạp trên hè phố

C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường

Câu 6: Việc làm nào sau  đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác

B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo

C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình

D. Chân thành với mọi người xung quanh

Câu 7: Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sống chan hòa với mọi người?

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết

B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người

C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai

D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người

Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?

A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học

B. Giàu hay nghèo đều được đi học

C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học

D. Trẻ em lang thang không được đi học

2
26 tháng 4 2022

Câu 1: Những việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?

A. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em

B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

C. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái

D. Đánh đập trẻ em.

Câu 2: Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm?

A. Kính trọng ông bà, cha mẹ

B. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang

C. Lễ phép với thầy cô giáo

D. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè

Câu 3Câu ca dao sau nói về bổn phận, trách nhiệm của ai trong gia đình?

“Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”

A. Bổn phận của ông bà

B. Bổn phận của cha mẹ

C. Bổn phận của anh chị em

D. Bổn phận của con cháu

Câu 4: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?

A. Đường xấu

B. Ý thức của người tham gia giao thông

C. Pháp luật chưa nghiêm

D. Phương tiện giao thông nhiều

Câu 5Hành vi đúng khi tham gia giao thông là:

A. Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm

B. Đi xe đạp trên hè phố

C. Điều khiển xe đạp bằng hai tay

D. Đá bóng, thả diều dưới lòng đường

Câu 6: Việc làm nào sau  đây ngăn cản chúng ta sống chan hòa với mọi người?

A. Trung thực, thẳng thắn nghĩ tốt về người khác

B. Thương yêu, giúp đỡ người khác một cách ân cần chu đáo

C. Coi thường người dốt hơn mình, ghen ghét người giỏi hơn mình

D. Chân thành với mọi người xung quanh

Câu 7: Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sống chan hòa với mọi người?

A. Không góp ý cho ai để khỏi gây mất đoàn kết

B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người

C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai

D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người

Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?

A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học

B. Giàu hay nghèo đều được đi học

C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học

D. Trẻ em lang thang không được đi học

26 tháng 4 2022

câu 5 có thể là ý a hoặc c, câu đó đg phân vân

1. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Không ngại thử tháchNhững đứa trẻ bộc lộ tính can đảm ngay từ khi còn nhỏ sẽ có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo sau này. Nếu con sợ nước nhưng lại dám học bơi từ nhỏ, nếu con không ngại một nhiệm vụ khó khăn bạn giao, nếu con sẵn sàng tham gia một trò chơi với nhiều thử thách khó nhằn, đó có thể là những dấu hiệu đáng mừng. Vì...
Đọc tiếp

1. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Không ngại thử thách

Những đứa trẻ bộc lộ tính can đảm ngay từ khi còn nhỏ sẽ có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo sau này. Nếu con sợ nước nhưng lại dám học bơi từ nhỏ, nếu con không ngại một nhiệm vụ khó khăn bạn giao, nếu con sẵn sàng tham gia một trò chơi với nhiều thử thách khó nhằn, đó có thể là những dấu hiệu đáng mừng. Vì các nhà lãnh đạo luôn là người tiên phong, chấp nhận rủi ro, không ngừng thử nghiệm cái mới.

2. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Khả năng làm việc nhóm tốt

Con thường được điểm cao với những bài tập nhóm ở trường, hay nhận trách nhiệm làm nhóm trưởng, thích và chơi giỏi các trò chơi đồng đội,… đó chính là một trong những biểu hiện của một nhà lãnh đạo. Kĩ năng làm việc nhóm là một yếu tố hết sức quan trọng, nên nếu trẻ rất tích cực làm việc nhóm, hãy khuyến khích, hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ. Nhưng nếu trẻ có suy nghĩ độc lập và chỉ thích tự học hay tự chơi, cũng đừng vội kết luận con bạn không thể trở thành một người đứng đầu, vì điều đó còn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng bé.

 

7 dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt trong tương lai mẹ nên biết phần 1

 

3. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Kiên nhẫn cho những mục tiêu lớn hơn

Nhà lãnh đạo giỏi thường không chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt mà suy nghĩ xa hơn cho một mục đích lớn. Biết chờ đợi, kiên trì thực hiện mục tiêu là một đức tính vô cùng quan trọng nhưng rất ít trẻ có được. Nghiên cứu nổi tiếng có tên “Bài kiểm tra kẹo dẻo” của Walter Mischel đã chứng minh, những trẻ chờ đợi 15 phút để được ăn chiếc kẹo thứ hai thay vì ăn ngay chiếc kẹo thứ nhất sau này có khả năng thành công trong cuộc sống lớn hơn.

 

 

4. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Luôn làm đủ bài tập về nhà

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên và đơn giản, vì công việc của mỗi đứa trẻ sau giờ học chính là làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, bạn có thấy mình suốt ngày phải thúc giục, phải nhắc nhở con làm bài tập hay không. Chỉ riêng việc hoàn thành tốt bài tập về nhà vào đúng thời gian quy định mà không phải nhắc nhở đủ chứng minh trẻ có tính tự giác, biết lập kế hoạch, biết sắp xếp thời gian, không trì hoãn “câu giờ”,…Đó chính là những gì một nhà lãnh đạo cần có.

5. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Có những suy nghĩ khác người

Những nhà lãnh đạo giỏi thường không bao giờ đi theo lối mòn mà muốn mình trở nên đặc biệt và nổi bật. Vì vậy, nếu con bộc lộ một vài ý tưởng kỳ lạ hay có suy nghĩ khác với số đông thì đừng vội lo lắng và gắn nhãn “bất thường” hay “dị” với con. Trong khi tất cả các bạn đều chọn phương án A, thì con lại suy nghĩ theo hướng B, dù nó có thể khác biệt với số đông và thậm chí khiến con bị chê cười, thì bố mẹ hãy cứ động viên con, vì rất có thể đó là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo.

 

7 dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt trong tương lai mẹ nên biết phần 2

 

6. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Có khả năng giao tiếp tốt

Những nhà lãnh đạo giỏi là những người có kỹ năng thuyết phục, đàm phán cực tốt. Vì vậy, nếu con bạn sớm bộc lộ khả năng này từ nhỏ, đó là một điều đáng mừng. Hãy để ý xem trẻ có phải là người nói năng lưu loát, tự tin nói chuyện trước đám đông hay người lớn, thường thành công khi thuyết phục bố mẹ hay không. Tuy nhiên, đây cũng là những đặc điểm mà mẹ hoàn toàn có thể rèn luyện cho bé.

7. Dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt: Tính cách nổi loạn

Nghiên cứu của nhà kinh tế học Ross Levine thuộc trường đại học California có lẽ sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Theo đó, những đứa trẻ thông minh nhưng có xu hướng “lách luật”, không nghe lời bố mẹ mọi lúc mọi nơi, hay bướng bỉnh, láu cá có thể sẽ trở thành một người chủ doanh nghiệp trong tương lai. Thực tế, những nhà lãnh đạo, những người làm chủ thường dùng những mánh lới rất thông minh để mang lại lợi ích cho công ty mình.

 

7 dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt trong tương lai mẹ nên biết phần 3

 

 

Tổng hợp 7 dấu hiệu trẻ là thiên tài thành đạt trong tương lai mẹ nên biết trên đây không những giúp bạn hiểu hơn về con, biết được khả năng tiềm ẩn của con mà còn tạo điều kiện để có kế hoạch rèn luyện một thế hệ lãnh đạo sau này.

Mẹ nên nhớ rằng, đôi khi là những việc làm, những tính cách, những hành động có thể với mẹ con rất khác người và khó hiểu nhưng biết đâu đó chính là dấu hiệu cho ta biết trước trẻ có tố chất thiêm bẩm trở thành một nhân tài phục vụ đất nước trong nay mai đó.

0
18 tháng 9 2021

Theo Luật trẻ em, “chăm sóc thay thế” được hiểu như thế nào? A: Là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ B: Trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ C: Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em D: Tất cả các ý trên.

A: Là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ

B: Trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ

C: Trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em

D: Tất cả các ý trên. 

xin k nha