K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

Kinh nghiệm của dân gian đã để lại cho chúng ta từ ngàn đời qua các vần điệu ca dao tục ngữ, cho đến nay vẫn rất hữu ích. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian. Thực tế đã chứng minh rằng, những câu tục ngữ mà cha ông để lại thể hiện vốn tri thức, vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội. Những câu tục nhữ mà dân gian để lại được đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ thể hiện tri thức của nhân dân. Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bản thân tên gọi thể loại văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại: “tục” là thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; “ngữ” là lời nói. Như vậy, “tục ngữ” là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời, những vấn đề đã được mọi người trải nghiệm và công nhận. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. Nhân dân ta chủ yếu làm nông nghiệp, nên rất quan tâm tời thời tiết. Điều kiện thiên nhiên gắn bó sâu sắc với đời sống lao động sản xuất. Ngoài việc thể hiện tri thức về thiên nhiên, qua tục ngữ, dân gian còn thể hiện tri thức trong lao động sản xuất. Đất đai là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, càng nhiều đất thì đất nước càng giàu có, vì thế cha ông ta đã căn dặn con cháu: Tấc đất tấc vàng Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đến đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại rất quý (“Quý như vàng”) tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Nhân dân nói “Tấc đất tấc vàng” là để khẳng định đất đai được coi quý ngang vàng: Tất đất là tấc vàng. Từ đất đai có thể lao động để làm ra của cải vật chất, nuôi sống và làm giàu cho con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn, đất thực quý như vàng vậy. Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Đất đai quý giá như vậy nên cần sử dụng đất đai cho hiệu quả. Dân gian cũng đúc rút kinh nghiệm: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ao thả cá, thả rau muống, rau cần… do đó cho phép thu hoạch đa dạng nhiều loại sản phẩm cho giá trị kinh tế cao. Nhưng đồng thời cũng vất vả nhất do phải đầu tư nhiều về ao, thức ăn, công sức… Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Giá trị kinh tế thấp hơn cá nhưng cao hơn lúa ngô khoai sắn. Ruộng thì phổ biến hơn cả, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Cũng vì vậy mà giá trị kinh tế thấp. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế đồng thời cũng có thể hiểu là độ khó của kĩ thuật khi nuôi trồng canh tác trên ao, vườn, rộng. Tục ngữ của cha ông để lại không chỉ là nhũng kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn là khuyên lời răn dạy về chính con người, tục ngữ ngợi ca: “Một mặt người bằng mười mặt của”. Điều đó hàm nghĩa đề cao giá trị của con người. Của cải đã quý giá (“Quý như vàng”) nhưng con người còn quý hơn. Các lượng từ “một” (mặt người), “mười” (mặt của) chỉ là ước lệ nhằm khẳng định: con người quý giá hơn của cải rất nhiều. Điều đó có cơ sở thực tế là con người chính là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất. Bởi thế, đây là câu tục ngữ đầy tính nhân văn. Ngợi ca con người, đồng thời, tục ngữ cũng nhắc nhở con người giữ gìn để làm tăng thêm vẻ đẹp của mình: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc là những yếu tố ngoại hình rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải biết chăm chút để thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Các cụ ngàn đời xưa thật uyên thâm, đưa ra cho con cháu rất nhiều lời khuyên bổ ích. Ông cha ta đưa ra cho con cháu lời khuyên rằng, con người không sống lẻ loi, đơn độc mà sống trong mối quan hệ cộng đồng rất lớn, bởi vậy cũng cần biết đến những cách sống đẹp. Đó là sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sống biết yêu thương, đoàn kết với tập thể để vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”… Đặc biệt, đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách. Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội. Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

7 tháng 3 2021

sai đề bài rồi,lập dàn ý cơ/dàn bài á

6 tháng 2 2022

Tham khảo nha bạn:

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.

2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Trồng lúa vào vụ chiêm  (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.

Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.

3. Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.

4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu  thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa

5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa. 

1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.

=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt

4. Một tiền gà, ba tiền thóc.

=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn

5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

b)       Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.

7 tháng 2 2022

cảm ơn bạn nha.

 

22 tháng 7 2018

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

- Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

4 tháng 3 2020

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

. 5. Tấc đất, tấc vàng.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

8. Nhất thì, nhì thục.

13 tháng 3 2018

nhanh len

Câu 1:

1: Con trâu là đầu cơ nghiệp

2: Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

3: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi

4: Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

5: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

8 tháng 3 2021

giúp em vs

 

 

30 tháng 9 2023

tham khảo

Theo em, các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay vì đây đều là các kinh nghiệm được người xưa và nay đúc kết dựa trên cơ sở thực tiễn, một số đã được khoa học chứng minh là đúng đắn và phù hợp.

Sưu tầm một số câu tục ngữ khác:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.