Cho mình đề cương ôn sinh,công nghệ và địa 6 kì 2
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CÔNG NGHỆ LỚP 6
CHƯƠNG 3: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. Ăn no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể.
Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).
Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
Câu 4. Nêu 2 nhóm nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn?
- Ở 100oC: đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Từ 0oC – 37oC đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng.
Câu 5: Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,…).
- Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
Câu 6: Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kỹ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thức ăn chu đáo
Câu 7: Cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm độc?
- Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ,…
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học.
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
Câu 8: Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm
- Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào, ...
- Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa, ...
Câu 9: Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Câu 10: Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày?
- Bữa sáng:
- Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng.
- Bữa sáng nên ăn vừa phải.
- Không ăn sáng có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ.
- Bữa trưa:
- Cần ăn bổ sung đủ chất.
- Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
- Bữa tối:
- Cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành, và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày.
- Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
Câu 11: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
- Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình;
- Xem xét điều kiện tài chính của gia đình;
- Sự cân bằng các chất dinh dưỡng;
- Thay đổi các món ăn.
Câu 12: Cho biết cách thay đổi món ăn
- Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán;
- Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng;
- Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn;
- Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.
Câu 13: Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?
- Xây dựng thực đơn;
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn;
- Chế biến món ăn;
- Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
Câu 14: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hằng ngày
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn;
- Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn;
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
CHƯƠNG 4: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì?
· Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Câu 2: Nêu các nguồn thu nhập của gia đình.
- Thu nhập bằng tiền :
Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau.
- Thu nhập bằng hiện vật :
Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc,... các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren,…
Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Câu 4: Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình?
Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
Câu 5: Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch?
Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau:
- Rất cần: bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc, học tập …
- Cần: như trên
- Chưa cần hoặc không cần: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ giá,…
SINH LỚP 6
Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?
- Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.
- Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
- Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.
Các kiểu dinh dưỡng:
Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.
- Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
- Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.
So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:
Hô hấp kị khí | Hô hấp hiếu khí | Lên men | |
Khái niệm | Là quá trình phân giải cacbohiđrat. | Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. | Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim. |
Điều kiện xảy ra | Không có oxi | Có oxi | Không có oxi |
Nơi diễn ra | Màng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực | Trong tế bào chất | |
Chất nhận điện tử | Các phân tử vô cơ | Oxi | Các phân tử vô cơ |
Sản phẩm | ATP | CO2, H2O và ATP | Rượu, giấm, axit lac |
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):
Nt = No. 2n
Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?
Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:
- Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:
- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.
- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.
- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.
- Phát quang cỏ cây quanh nhà.
Ôi trời thế thì viết đến bao giờ! Khi nào bạn bảo ai chụp rồi gửi cho
Liên hợp quốc được thành lập vào năm nào?
Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí Liên hợp quốc và vào thời gian nào?
Nội dung của bản Liên hợp quốc? ( 4 nhóm quyền cơ bản)
Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập?
Ý nghĩa của việc học tập? ( tầm quan trọng)
Trách nhiệm của nhà nước, gia đình?
Công dân là gì? Quốc tịch là gì? Quyền và nghĩa vụ của công dân với đất nước? Nêu các trường hợp có quyền là công dân Việt Nam? Việt kiều là gì?
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? Biện pháp tránh gây tai nạn giao thông? Các loại biển báo giao thông? Quy định về đường đi ( có trong SGK).
Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng...? Ý nghĩa (có trong SGK)
Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi nào là xâm phạm về chỗ ở? Tình huống: Khi bị người khác xâm phạm về chỗ ở, em sẽ làm gì?
Quyền đảm bảo an toàn thư tín... là gì? Ví dụ về hành vi vi phạm quyền đảm bảo an toàn thư tín...?
Chúc bạn thi học kì II thật tốt nha!
1. Thế nào là trang phục đẹp ? Lấy ví dụ .
2. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là gì ? Lấy ví dụ .
3.Thu nhận bằng tiền , hiện vật của gia đình em là gì ?
Đó là phần tự luận
Chờ 1 xíu.................
Đề cương Sinh:
Câu 1: Đặc điểm phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. Mỗi lớp cho 2 vì dụ.
Câu 2: Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Khi gieo trồng muốn cho hạt nảy mầm tốt cần thực hiện những thao tác nào?
Câu 3: Trình bày vai trò của quả và hạt đối với đời sống con người?
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của tảo? Vai trò của tảo đối với đời sống con người?
Câu 5: Nêu đặc điểm về đời sống và cơ quan sinh dưỡng của rêu?
Câu 6: So sánh đặc điểm của rêu và dương xỉ?
Câu 7: Trình bày cơ quan sinh sản của cây thông? (cái này khỏi cần soạn, cô thêm câu này vào đề cương và nói thế)
Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
Câu 9: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Câu 10: Trình bày vai trò của thực vật đối vs con người?
Câu 12: Vi khuẩn có vai trò gì?
Đề cương Công nghệ:
Câu 1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
Câu 2. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Câu 3. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm?
Câu 4. Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
Câu 5. Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm tại gia đình?
Câu 6. Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm
Câu 7. Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Câu 8. Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Câu 9. Nêu qui trình tổ chức bữa ăn?
Câu 10. Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
Câu 12. Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình? Nêu biện pháp?
Đề cương Địa:
Câu 1. Kể tên và nêu công dụng của khoáng sản năng lượng.
Câu 2. Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Kể tên các tầng của lớp vỏ khí và nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
Câu 3. Phân biệt các khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa.
Câu 4. Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?
Câu 5. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí?
Câu 6. Nắm các khái niệm về hệ thống sông lưu vực sông.
Câu 7. Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 8. Trình bày quá trình hình thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.