K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2019

Trong các mối quan hệ xã hội, lòng nhân ái là một đức tính không thể thiếu. Đó chính là lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người. Lòng nhân ái thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, hành động trong cuộc sống. Đó là khi chúng ta quan tâm đến người khác với mong muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Đó là khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giúp đỡ mọi người, nhất là những người bất hạnh và gặp hoạn nạn. Lòng nhân ái vốn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta và là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai xảy ra, người dân cả nước đều tích cực quyên góp để cứu trợ các đồng bào gặp nạn. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng.

2 tháng 7 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Tố Hữu là nhà thơ chuyên viết về chủ đề chính trị, cách mạng với giọng thơ lãng mạn, ngọt ngào. Bài thơ ''Khi con tu hú'' được tác giả sáng tác năm 1939 khi đang bị bắt giam. Ôi! Bài thơ một bản nhạc mang âm hưởng mùa hè của một người đang bị mất đi tự do (Câu cảm thán). Nếu như sáu câu thơ đầu là bức tranh mùa hè với những dấu hiệu quen thuộc thì bốn câu thơ cuối lại là tâm trạng người lính với sự uất ức, ngột ngạt khi bị giam giữ. Tác giả sử dụng nhiều từ mạnh như ''đạp, ngột, chết, uất'' và các thán từ ''ôi, thôi, sao'' để làm rõ nét sự trái ngược giữa bầu trời tự do với phòng giam bí bách ngột ngạt. Nhà lao quả thực có thể giam giữ thể xác người chiến sĩ nhưng lại không thể giam giữ tinh thần yêu tự do của họ (Câu phủ định). Bốn câu thơ đã thể hiện tinh thần yêu tự do, hướng đến những điều rộng lớn của tác giả. 

_mingnguyet.hoc24_

2 tháng 7 2023

Khi con tu hú là một bài thơ mang đậm tâm trạng của tác giả Nguyễn Khuyến. Các câu thơ cuối cùng trong bài thơ này gợi lên trong tôi những cảm nhận sâu sắc về sự lặng lẽ và cô đơn của cuộc sống.

Trong bài thơ, tác giả miêu tả hình ảnh con tu hú trên cành cây và nhấn mạnh sự tách biệt của nó với thế giới xung quanh. Câu thơ "Lạc trong không gian, không gian lạc trong" thể hiện sự mất mát và cảm giác bị lạc lõng trong không gian vô tận. Đây là một câu phủ định, cho thấy sự cô đơn và khó khăn trong việc tìm kiếm sự kết nối và ý nghĩa trong cuộc sống.

Câu thơ tiếp theo "Chỉ có đêm tối, chỉ có tiếng hú" đem đến một cảm giác u ám và đơn độc. Tôi cảm nhận được sự cô đơn và bất lực của con tu trong việc tìm kiếm âm thanh và sự gần gũi với người khác.

Tuy nhiên, câu thơ cuối cùng "Hú không ai nghe, hú cho lòng mình" lại mang đến một sự tự do và sự thỏa mãn. Đây là một câu cảm thán, thể hiện sự chấp nhận cuộc sống một mình và tìm thấy niềm vui trong việc tự thưởng thức và thể hiện bản thân.

Từ những câu thơ cuối cùng của bài khi con tu hú, tôi cảm nhận được sự đối lập giữa sự cô đơn và sự tự do. Dù bị lạc lõng và không được nghe thấy, con tu vẫn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong việc tự thưởng thức và tự thỏa mãn. Điều này gợi lên trong tôi cảm giác sâu sắc về sự đơn độc và khao khát tự do trong cuộc sống.

1 tháng 3 2021

Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất nước , Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và, có lẽ không có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước. Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước- “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

Mình đã thêm các thành phần và tô đậm.

1 tháng 3 2021

Đọc kĩ đề bài chứ đừng copy vô tội vạ. 

10 tháng 3 2022

tham khảo nha:

Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết.  Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.

10 tháng 3 2022

tham khảo

tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.hời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cảnh ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơiNhư vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài