Tìm từ ghép, từ láy, trạng ngữ trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:1.Bầm ơi có rét không bầm?Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!2. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm...
Đọc tiếp
Tìm từ ghép, từ láy, trạng ngữ trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:
1.Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
2. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng[1] bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
3. Một cuộc trị tội diễn ra thật! Hai con chèo bẻo đang bay, một con cắt vụt lao ra. Nó xỉa cánh hụt. Lập tức, một đàn chèo bẻo hàng chục con xông lên cứu bạn. Cuộc đánh nhau rất dữ. Trẻ con ở dưới reo ầm lên. Cắt hốt hoảng cho nên xỉa cánh đều trượt. Hàng chục chèo bẻo thi nhau vào mổ. Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng Xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái[8]. Bây giờ, tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt...
4. Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
Đoạn thơ sử dụng phép so sánh "mấy đon" - "mấy lần" và "bao nhiêu" - "bấy nhiêu" để tạo nên những hình đẹp về tình mẫu tử. Đây là tình cảm hai chiều cho thấy sự thiêng liêng của tình mẫu tử.
Công việc của bầm gắn với đồng ruộng, đây là người mẹ nông dân tần tảo lam lũ. Hình ảnh so sánh "Mạ non bầm cấy mấy đon/ Ruột gan bầm lại thương con mấy lần" không chỉ nói lên sự tần tảo, chăm chỉ lao động mà còn nói lên tình thương con, sự hi sinh của bầm. Đặc biệt, hình ảnh so sánh còn là so sánh cái cụ thể hữu hình "mạ non" nhưng khó mà đong đến được với cái vô hình trừu tượng "ruột gan" của bầm để làm nổi bật tình thương của bầm dành cho con.
Bên cạnh đó, hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau lại cho thấy tình cảm biết ơn, thương bầm của đứa con dành cho mẹ. Tác giả so sánh "Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu". Mưa tuy cụ thể hữu hình nhưng cũng chỉ ước lệ, khó mà đong đếm cụ thể được. Cũng như tình cảm biết ơn, thương mẹ của con.