K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2019

-điệu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+bờ biển dài 3.260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km\(^2\) +nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao

+có 1 số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven biển có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ

+nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả tôm, cá nước ngọt

+nước ta có khoảng 1,2 triệu ha diện tích nước để nuôi trồng thủy sản

-điều kiện kinh tế, xã hội

+nhân dân ta có kinh nghiệm truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

+kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

+các phương tiện tàu thuyền được trang bị ngày càng tốt hơn

+những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã và đang có tác động tích cực sự phát triển ngành thủy sản

+thị trường xuất khẩu được mở rộng

24 tháng 4 2016

 I. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
       + 
Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
       + Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
       + CN chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
       + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
       + Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
- Khó khăn:
       + Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. 
       + Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
       + Công nghiệp chế biến còn hạn chế.


2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
a. Tình hình chung
   - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá
   - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao
   * Khai thác thủy sản:
   - Sản lượng khai thác liên tục tăng
   - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
b. Nuôi trồng thủy sản:
   - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
        + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
        + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Ý nghĩa:
        + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.
        + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

II. Ngành lâm nghiệp
1. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

a. Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.

- Tạo nguồn ngliệu cho một số ngành công nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

b. Sinh thái:
- Chống xói mòn đất
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều

3. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Về trồng rừng:
        + Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ.
        + Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
            +  Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
            + Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
            + Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
             + Công nghiệp làm giấy phát triển mạnh.
Phân bố: chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ

24 tháng 4 2016

 nó hơi dài.nhưng vẫn cảm ơn bạn

 

23 tháng 3 2022

Vì: 

- Ở Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

- Ở các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,... đều có các nhà máy chế biến thủy sản của các công ty tư nhân.

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản biển.

24 tháng 3 2022

tham khảo 

Phân tích ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta:

Các ngành kinh tế và điều kiện:

– Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: có nguồn thủy hải sản phong phú, biển rộng, ấm.

– Du lịch biển đảo: có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, có nhiều bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp…

– Khai thác và chế biến khoáng sản biến: có nhiều tài nguyên biển như muối, nhiều bãi cát chứa oxit titan, cát trắng, thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên…

– Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng vịnh sâu để xây dựng hải cảng…

* Cần phải đẩy mạnh khai thác xa bờ vì: 

– Lượng thuỷ hải sản ở ven biển là có hạn, khai thác quá mức sẽ gây cạn kiệt.

*Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động như thế nào đến ngành khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản:

+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng

+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

14 tháng 11 2019

Chọn D

Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm

17 tháng 8 2018

Đáp án D

4 tháng 12 2018

Chọn D

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnA. phát triển du lịch biển đảo.    B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnhA. Lào...
Đọc tiếp

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

A. phát triển du lịch biển đảo.   

B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai                 B. Cao Bằng              C. Hà Giang              D. Lạng Sơn

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:

A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.

B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.

C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 4: Khoáng sản là loại tài nguyên

A. vô tận     B. phục hồi được   C. không phục hồi được   D. bị hao kiệt

Câu 5: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam

A. vàng, kim cương, dầu mỏ      B. dầu khí, than, sắt, uranium

C. than, dầu khí, apatit, đá vôi   D. đất hiếm, sắt, than, đồng   

Câu 6: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

A. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải

C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm

D. Phát triển du lịch biển – đảo

Câu 7: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia               B. Trung Quốc, Campuchia, Lào

           C. Lào, Campuchia, Trung Quốc               D. Lào, Trung Quốc, Campuchia

Câu 8: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn  B. Trường Sơn Bắc  C. Bạch Mã   D. Trường Sơn Nam.

Câu 9: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu 10: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường 

A. Vị trí địa lí    B. Địa hình   C. Hoàn lưu gió mùa    D. Sông ngòi

Câu 11: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.  

B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.

D. Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta tăng dần từ

A. vĩ độ thấp lên vĩ độ cao                   B. thấp lên cao

C. tây sang đông                                   D. bắc vào nam

0
11 tháng 2 2018

Đáp án B

Câu 1: D

Câu 2: D

6 tháng 1 2022

1. D

22 tháng 8 2018

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 102: “Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang”. Như vậy, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng lợi thế hơn hẳn các vùng khác về diện tích mặt nước nuôi trồng (thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ) đồng thời người dân cũng có truyền thống kinh nghiệm với nghề sông nước.

8 tháng 11 2018

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 102: “Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang”. Như vậy, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng lợi thế hơn hẳn các vùng khác về diện tích mặt nước nuôi trồng (thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ) đồng thời người dân cũng có truyền thống kinh nghiệm với nghề sông nước.