1. em hãy nêu những đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ
2. em hãy nêu đặc điểm tự nhiên Châu Nam Cực
3. tại sao bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn
4. em hãy lập bảng so snahs sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
HELP ME!!! PLEASE!!!!
#Tham khảo
Câu 1
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Câu 2
*Khí hậu:
- Khí hậu lạnh lẽo và khắc nghiệt
- Nhiệt độ quanh năm dưới 0*C, băng tuyết bao phủ quanh năm
- Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc của gió thường trên 60km/giờ
*Địa hình:
- Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2600m
- Băng bao phủ 98% diện tích lục địa
*Động vật và khoáng sản:
- Do khí hậu lạnh khắc nghiệt nên thực vật không thể tồn tại
- Động vật phong phú, có khả năng chịu rét như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh,... sống ở ven lục địa
-Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Câu 3
* Phần lớn lục địa Autralia có khí hậu khô hạn là vì:
+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , không khí ổn định khó gây mưa.
+ Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam , chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Áustralia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển , sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.
+ Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Áustralia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
Câu 4
Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
- Ôn đới hải dương:
Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 00C , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm).
- Ôn đới lục địa :
Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè > Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ.
C1:
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
C2:
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
– Băng tuyết bao phủ quanh năm.
– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.
– Thực vật không thể tồn tại.
– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …
– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…
C3:
Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn
Vì: lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.
C4:
So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải: