K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2019

Đề 1 :

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

Đề 2: Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Đề 3:

Cuộc sống của con người luôn là một chuỗi những vận động đi lên nhằm cải thiện đời sống của mình. Ban đầu khi chưa có gì thì cuộc sống đơn giản và thanh đạm, thế nhưng khi người ta trở nên giàu sang, có tiền bạc trong tay thì họ bắt đầu thay đổi. Họ không còn ăn mặc đơn giản, bình dị mà mọi thứ trên người họ phải lấp lánh hợp thời trang. Họ cũng không còn ăn cho no, ăn đạm bạc mà ăn những món ngon, của lạ đầy đắt đỏ. Thế nhưng giữa dòng người đang dần thay đổi bản thân mình vì hoàn cảnh sống thì đâu đó vẫn còn những tấm gương sáng ngời về sự giản dị, lối sống thanh cao. Nổi bật trên tất cả đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già vĩ đại của dân tộc, vị lãnh tụ hết sức giản dị, không cầu kì và đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho dân tộc.

Nhắc đến Bác là thấy cả một vùng trời sáng ngời về ý chí, tinh thần và niềm tin bất diệt vào sự tự do của dân tộc. Bác ra đi tìm đường cứu nước khi còn là một thanh niên 19 tuổi, người thanh niên đó đã trải qua bao khó khăn gian khổ, tự mình vật lộn để sống, để hoà nhập và tự mình học hỏi tìm con đường đúng đắn cho vận mệnh dân tộc.

Bánh xe vận mệnh vẫn cứ quay vòng và cuối cùng sau bao cố gắng, bao hy sinh và nỗ lực của Người thì dân tộc cũng đã giành được độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc. Khi đất nước lập lại hòa bình, Bác lại trở về với cuộc sống thường ngày và trở thành vị Chủ Tịch nước đầu tiên. Là người đứng đầu cả một nước, là bộ mặt đại diện cho cả một dân tộc, Bác hoàn toàn có đủ điều kiện để có một cuộc sống khá giả và no đủ, thế nhưng Người vẫn giữ thói quen giản dị, cuộc sống với cơm canh đạm bạc như khi đất nước còn đang kháng chiến.

Bữa cơm hằng ngày của một người đứng đầu cả một dân tộc đáng lý phải có sơn hào hải vị, xung quanh phải toàn là người hầu kẻ hạ chu đáo, thế nhưng với Bác chỉ cần cơm canh đạm bạc là đủ. Mâm cơm hằng ngày cũng chỉ có cà pháo, rau muống luộc, tép đồng kho, những món ăn hết sức rẻ tiền và đạm bạc. Khi ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm nào, ăn xong cái bát lúc nào cũng sạch và thức ăn thừa được xếp gọn tươm tất. Dường như Bác cẩn thận, tỉ mỉ đến từng hành động. Bác luôn tự mình làm tất cả các công việc không để người khác phải động chân động tay phục vụ mình. Bởi lẽ vậy mà những người giúp việc xung quanh Bác cũng chỉ vẻn vẹn có mấy người.

Bác không những giản dị trong bữa ăn mà căn nhà Bác ở cũng thật sự thô sơ. Cả căn nhà chỉ có ba phòng, trong phòng chẳng có đồ đạc tư trang nào quý giá, đắt đỏ mà chỉ là những vật dụng hết sức đơn sơ. Nhưng căn nhà đó luôn lộng gió và tràn ngập ánh nắng, mọi thứ của Bác đơn sơ giản dị đến không tưởng nhưng trong mỗi một đồ dùng của Người lại chứa đựng sự thanh cao đến lạ.

Người ta thường nói những người có lối sống giản dị thì mọi thứ xung quanh họ cũng hết sức giản dị. Và điều đó cũng đúng với trang phục của Bác. Đường đường là một Chủ tịch nước đáng ra Bác phải có nhiều quần áo, trang phục để thay nhằm đi dự các buổi họp, các buổi giao lưu đàm phán với nước khác. Thế nhưng trong tủ quần áo của Bác chỉ có bộ áo kaki bạc màu và đôi chân Bác luôn mang theo đôi dép cao su. Có lẽ Bác không quá chú trọng đến hình thức bên ngoài của mình, cái gì không cần thiết thì đều tiết kiệm, tiền Bác tiết kiệm để xây dựng đất nước, để cho dân có cơm no, áo ấm. Câu chuyện về sự giản dị của Bác cũng khiến nhiều người cảm động. Đã có nhiều cán bộ, những người xung quanh Bác góp ý về cách ăn mặc, họ cho rằng Bác nên mặc sao cho sang trọng nhưng khi nghe Bác giải thích về sự giản dị của Bác thì tất cả lại lặng im, họ chẳng còn biết phải nói gì hơn nữa, tất cả đều xúc động và cảm phục trước suy nghĩ của Bác.

Đời sống hằng ngày của Bác rất giản dị và cách Bác giao tiếp với mọi người cũng hết sức chân thành, cởi mở. Bác thường gần gũi với nhân dân và không hề nghĩ rằng mình là một Chủ tịch nước có địa vị cao, trong suy nghĩ của mình, Bác là đồng bào của nhân dân, Bác coi dân như gia đình, như những người thân yêu của mình vậy. Bác trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Trên đời làm gì có vị Chủ tịch nước nào dám xắn tay áo lội xuống ruộng cấy cày cùng dân, làm gì có vị lãnh đạo nào không cần ghế cao đệm êm để ngồi mà rút dép làm ghế ngồi để trò chuyện cùng dân. Đó chẳng phải những cuộc hỏi đáp giữa lãnh đạo với nhân dân mà là những câu chuyện dí dỏm của những người đồng bào thân thiết kể cho nhau nghe. Sự giản dị và mộc mạc của Bác đã làm rung động trái tim bao người khi Bác sẵn sàng nhường cơm cho các chiến sĩ bị ốm. Bác sẵn sàng chịu khổ với nhân dân, cả cuộc đời Bác không lúc nào đặt mình lên cao hơn người khác, cả cuộc đời đầy khó nhọc vì dân vì nước.

Bác Hồ là tấm gương sáng ngời ẩn chứa bao đức tính quý báu của dân tộc, không những giản dị mà Bác còn rất khiêm tốn. Trong cuộc đời, Bác đã sáng tác ra một số lượng văn thơ đồ sộ và giàu ý nghĩa nhưng chưa khi nào Bác tự coi mình là một nhà văn. Văn thơ Bác thấm đậm sự tinh tế, giản dị. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc, vậy mà dù đã cố gắng nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.

Ẩn sâu trong Bác là tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm với tinh thần cao tột độ. Trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của mình, Bác đã trải qua bao khó khăn gian khổ, Bác phải tự làm việc nuôi sống bản thân mình, tự học tập, tìm tòi để hiểu và giao tiếp được với người nước ngoài. Học hai ngôn ngữ đã khó, vậy mà Bác đọc thông viết thạo cả mười mấy ngôn ngữ, Bác học không chỉ để giao tiếp, xin việc kiếm tiền nuôi bản thân mà học để tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước để về giải cứu dân tộc. Người cũng lấy văn thơ của mình làm vũ khí để phanh thây tội ác của lũ giặc Pháp giả nhân giả nghĩa đang hoành hành ở nước ta. Có lẽ vì sức mạnh thơ văn của Bác ảnh hưởng quá lớn nên nhiều Người bị cầm tù, bị bắt giam vì lý tưởng, vì công lý của mình.

Cứ thế cả cuộc đời Người đi buôn ba khắp nơi, đôi chân Bác giá lạnh vì sương gió, đôi tay tê tái vì nắng mưa. Thế nhưng vượt lên tất cả Người vẫn tiến lên phía trước, cả đời cống hiến vì dân vì nước; trung thực, dũng cảm, ý chí sắt đá, lòng yêu thiên nhiên, yêu con người cùng với lối sống thanh bạch, giản dị đã tạo nên một vị lãnh tụ vĩ đại, một đấng cứu thế mang trong mình đủ mọi đức tính tốt đẹp mà mãi sau này chúng ta vẫn luôn noi theo để học hỏi.

Đề 4: Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo

Đề 5:

Nhân dân ta thời xưa san sẻ, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, và điều đó đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam ta. Chính vì thế, con cháu Việt Nam đời dời phải biết ghi nhớ và giữ gìn điều đó. Để đạt được điều này, ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem rằng, ẩn ý của câu ca dao là gì hay nó chỉ đơn thuần là một lời hát trong dân gian. Điều đầu tiên khi đọc câu ca dao, đó chính là một hình ảnh đẹp, đó là: tấm vải điều phủ lấy giá gương. Nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Tự thuở xa xưa, có lẽ là không ai biết, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Ngoài ra, như một chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng minh sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công. (Và qua đó, nó cũng khẳng định một điều rằng:

Đất nước VN là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giở thay đổi có thể thêm hoặc không, tùy vào ngày mai cô chữa thế nào:)

Đề 6:

Môi trường giữ vai trò quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Một môi trường tốt sẽ tạo nên một cuộc sống tốt, con người có thể thỏa sức làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi, phát triển. Còn ngược lại, một môi trường xấu, môi trường bị ô nhiễm, sẽ tạo nên một cuộc sống đầy rẫy bệnh tật và khó khăn, trở ngại.

Vậy môi trường sống là gì? Môi trường sống chính là những gì bao quanh chúng ta, đó là không khí, là đất, nước, là cả những sinh vật nhỏ bé như những loài côn trùng, bò sát… tất cả đều gọi là môi trường sống. Ở những môi trường sống ấy, con người có không khí để hít thở, có nước sạch để sử dụng, có cây xanh tỏa bóng mát, có đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Một môi trường trong lành sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại, không khí sạch sẽ không để vi khuẩn, virus sinh sôi, nước sạch sẽ không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, đất đai sạch sẽ không thể có các mầm mống gây bệnh. Đó chính là những ích lợi mà môi trường sống trong lành mang lại cho chúng ta. Được sống trong môi trường ấy, con người sẽ khỏe mạnh, sống vui, sống khỏe và làm được nhiều điều có ích.

Thế nhưng, đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được hỗ trợ bởi những thiết bị tiện nghi, hiện đại nên quên mất đi nhiệm vụ quan trọng nhất đó chính là bảo vệ môi trường. Cách sống ích kỷ trong xã hội hiện đại đã khiến chúng ta vô tình làm tổn hại đến môi trường sống. Tất cả mọi người, ngay cả những người lớn tuổi, vẫn hồn nhiên xả rác bừa bãi ra môi trường, rác thải theo mưa đi đến cống rãnh, làm tắt cống rãnh, đi đến sông suối làm ô nhiễm nguồn nước. Không khó để chúng ta bắt gặp trên mạng xã hội hình ảnh những loài động vật phải ngập ngụa trong rác thải của con người. Chưa kể là những rác thải hữu cơ rất có ích nếu dùng để ủ thành phân, bón cho cây trồng thế nhưng chúng ta không làm vậy, chúng ta thải ra môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sinh sống của chính chúng ta. Đó là chưa nói đến các nhà máy công nghiệp, lúc nào cũng ngùn ngụt khói trắng, khói đen tỏa ra trên bầu trời. Những thứ đó sẽ làm thủng tầng ozon, tạo mưa gió, lũ lụt, làm đời sống con người vô cùng cực khổ. Thêm nữa, chúng ta chặt phá rừng, gây đòi trọc, đất trống, mỗi khi mừa về sức nước lớn mà không có cây xanh giữ lại sẽ gây ra sạc lỡ, xói mòn.

Những dẫn chứng nêu trên đã giúp chúng ta thấy được phần nào tác hại mà môi trường sống ô nhiễm gây ra. Thực tế đã có những vụ việc hết sức đau lòng trên đất nước Việt Nam. Đó là thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền trung, là những dòng sông độc ở Thanh Hóa, là những vụ sạc lở chôn vùi nhà cửa thậm chí là sinh mạng con người. Tất cả chính là hệ quả của ô nhiễm môi trường. Như một vòng tròn nhân quả, con người gây ra ô nhiễm và cũng chính con người phải chịu đựng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Trước những vấn đề cấp thiết như thế, giữ gìn môi trường sống đang bị ô nhiễm chính là nhiệm vụ không chỉ của các nhà lãnh đạo mà còn là vai trò, trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta cần góp sức lực vào việc bảo vệ môi trường, dù chỉ là những hành động đơn giản, nhỏ bé như nhặt rác, dọn vệ sinh trường, lớp, giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp v.v…

Tóm lại, môi trường chính là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên và trường thành. Một môi trường trong lành sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp chúng ta có thể học tập và phát triển. Còn ngược lại, nếu môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống chắc chắn sẽ bị tổn hại rất to lớn.

3 tháng 5 2019

đề 1 :

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

10 tháng 3 2022

Đề 1

TK

Dân tộc ta trải qua hơn nghìn năm phát triển, đã có rất nhiều những truyền thống đáng quý. Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên, được thể hiện qua hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Hai câu tục ngữ ấy nói về đạo lý luôn tưởng nhớ và biết ơn nguồn cội của nhân dân ta. Suốt hàng trăm năm nay, đạo lý ấy vẫn luôn thấm nhuần trong tư tưởng, hành xử của người dân ta. Từ khi còn tấm bé, ta đã được học về bài học biết ơn, kính trọng qua các bài hát, câu thơ, bộ phim hoạt hình. Lớn hơn chút nữa, thì qua cả sách vở và thực tiễn. Những bài học ấy, không chỉ dạy ta nhớ ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. Mà còn cả các chú bộ đội, các y bác sĩ, các cô lao công, các chú bảo vệ, các bác thợ điện… Bởi nhờ có tất cả mọi người, mà ta có điện để dùng, có cơm để ăn, có con đường sạch để đi…

 

Tinh thần luôn nhớ về nguồn cội ấy, còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Mà rõ nhất, chính là qua tập tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta. Vào những ngày rằm, mồng một, cái ngày lễ lớn hay các dịp quan trọng, nhân dân ta đều làm mâm cỗ lớn, thắp nén hương mời ông bà về cùng chung vui. Tập tục ấy thể hiện sự kính trọng, biết ơn và thương nhớ không thôi của con cháu dành cho các thế hệ đi trước. Đồng thời, những ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm cũng góp phần thể hiện truyền thống nhớ ơn tốt đẹp. Đó là ngày tôn vinh các thầy cô, y bác sĩ, thầy thuốc, các thương binh liệt sĩ, các bậc cha mẹ…

Những điều ấy len lỏi vào trong nhịp sống ngày thường. Khiến đạo lý nhớ ơn nguồn cội bất giác trở thành một điều bình thường và hiển nhiên như hơi thở. Trước đây, bây giờ và cho đến mai sau, truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn sẽ vẫn mãi được nhân dân ta giữ gìn và phát huy.

Đề 2

TK

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Bởi vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu đơn giản, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tự nhiên, cũng như con người.

Trước hết, rừng chính là một phần của tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị. Nếu rừng bị phá hủy, các loài này sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng giúp điều hòa khí hậu. Như chúng ta đã biết cây xanh có khả năng quang hợp. Bởi vậy, có thể ví rừng như một nhà máy thu nhận khí các-bon-níc và và sản xuất ra khí ô-xi… Cùng với đó, rừng còn giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu và chế ngự dòng chảy giúp ngăn sự bào mòn của đất. Từ đó, rừng giúp phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, ở các vùng đồi núi, hiện tượng sạt lở đất sẽ diễn ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Đối với đồng bằng ven biển, những cánh rừng có vai trò giúp che chở cho đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

 

Tiếp đến, với sự phát triển kinh tế, rừng chính là một nguồn lợi to lớn. Nơi đây đã cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng như lim, trầm…; nguồn dược liệu quý tạo ra các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng…; nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương…. Thậm chí, con người có thể phát triển cả các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên; cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây…

Cuối cùng, rừng còn rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng. Với một đất nước có ba phần tư diện tích là đồi núi, rừng chính là biên giới tự nhiên với các nước láng giềng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, những cánh rừng rộng lớn đã giúp bộ đội của ta ngụy trang trước kẻ thù. Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, vì nền độc lập của đất nước. Những cánh rừng đã đi vào lời thơ, câu hát để ghi nhớ cho ngày tháng đau thương mà hào hùng của đất nước:

"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"

Đề 3: tk

Sự giản dịthanh bạch thể hiện trong cách ăn: Bữa ăn của Bác không phải bất cứ loại sơn hào hải vị, thức lạ của quý nào mà ngược lại rất đạm bạc, chỉ  cơm trắng với vài món rau, dưa giản đơn. Bác vô cùng tiết kiệm  trân trọng thành quả của người nông dân, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào.

12 tháng 3 2022

cảm ơn bạn nha yeu

13 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Đề 1:

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn - Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây lớp 7 - VnDoc.com

Đề 2:

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (11 mẫu) - Bài viết số 5 lớp 7 đề 2 Hay Chọn Lọc - VnDoc.com

Đề 3:

Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch - Top 8 bài văn Chứng minh Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch - VnDoc.com

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

3 tháng 4 2022

Tham khảo :

Để nhắn nhủ con cháu bài học về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, với những người đã giúp đỡ mình, cha ông ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Ăn quả” là cụm từ chỉ hành động đón nhận, và hưởng thụ thành quả, trái ngọt đã được tạo ra, sẵn có. “Kẻ trồng cây” chính là những người đã lao động, làm việc để tạo ra những thành quả đó. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với chúng ta rằng phải biết ghi nhớ, kính trọng, trân quý những gì mình được hưởng, được nhận từ những thế hệ đi trước.

Tại sao lại như thế? Bởi vì bất kì những gì mà chúng ta nhận được ngày hôm nay, đều có bàn tay của một thế hệ khác tạo nên. Từ những con đường, quyển sách, đến sự hiện đại, hòa bình ngày hôm nay. Đó có thể là sự vất vả nhất thời, nhưng cũng có thể là nhờ sự hi sinh cả tính mạng. Tất cả đều vô cùng trân quý. Chính vì thế, khi được đón nhận, chúng ta phải nhận lấy bằng niềm biết ơn và trân trọng. Sự biết ơn ấy không phải là một điều vô cùng to lớn, mà nó thể hiện ra từ chính những cảm xúc, hành động của mỗi người. Đó là lời cảm ơn khi được nhận một món quà. Là sự trân trọng những trang sách. Là sự tri ân đến các chú bộ đội.

Dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận người dân đi ngược lại đạo lý ấy. Họ mặc nhiên hưởng thụ mà không hề có lòng biết ơn. Họ cho rằng những điều mình nhận được là hiển nhiên và chẳng có gì là đặc biệt. Vì vậy, họ tận hưởng một cách phung phí. Hiện tượng này thật đáng trách và cần phải thay đổi ngay. Mà cách tốt nhất, chính là sự thay đổi từ chính trong giáo dục. Không chỉ qua sách vở, mà còn cần phải giáo dục qua các bộ phim, ca nhạc, báo chí.

Là một học sinh, em luôn cố gắng trao dồi bản thân mỗi ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là một “lối sống” mà em vẫn luôn lấy làm chuẩn mực để hoàn thiện bản thân.

3 tháng 4 2022

 

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

 

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

 

Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

BẠN THAM KHẢO NHA

 

24 tháng 2 2021

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

23 tháng 3 2022

refer

Để nhắn nhủ con cháu bài học về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, với những người đã giúp đỡ mình, cha ông ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Ăn quả” là cụm từ chỉ hành động đón nhận, và hưởng thụ thành quả, trái ngọt đã được tạo ra, sẵn có. “Kẻ trồng cây” chính là những người đã lao động, làm việc để tạo ra những thành quả đó. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với chúng ta rằng phải biết ghi nhớ, kính trọng, trân quý những gì mình được hưởng, được nhận từ những thế hệ đi trước.

Tại sao lại như thế? Bởi vì bất kì những gì mà chúng ta nhận được ngày hôm nay, đều có bàn tay của một thế hệ khác tạo nên. Từ những con đường, quyển sách, đến sự hiện đại, hòa bình ngày hôm nay. Đó có thể là sự vất vả nhất thời, nhưng cũng có thể là nhờ sự hi sinh cả tính mạng. Tất cả đều vô cùng trân quý. Chính vì thế, khi được đón nhận, chúng ta phải nhận lấy bằng niềm biết ơn và trân trọng. Sự biết ơn ấy không phải là một điều vô cùng to lớn, mà nó thể hiện ra từ chính những cảm xúc, hành động của mỗi người. Đó là lời cảm ơn khi được nhận một món quà. Là sự trân trọng những trang sách. Là sự tri ân đến các chú bộ đội.

 

Dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận người dân đi ngược lại đạo lý ấy. Họ mặc nhiên hưởng thụ mà không hề có lòng biết ơn. Họ cho rằng những điều mình nhận được là hiển nhiên và chẳng có gì là đặc biệt. Vì vậy, họ tận hưởng một cách phung phí. Hiện tượng này thật đáng trách và cần phải thay đổi ngay. Mà cách tốt nhất, chính là sự thay đổi từ chính trong giáo dục. Không chỉ qua sách vở, mà còn cần phải giáo dục qua các bộ phim, ca nhạc, báo chí.

Là một học sinh, em luôn cố gắng trao dồi bản thân mỗi ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là một “lối sống” mà em vẫn luôn lấy làm chuẩn mực để hoàn thiện bản thân.

23 tháng 3 2022

Refer

 

Dân tộc ta trải qua hơn nghìn năm phát triển, đã có rất nhiều những truyền thống đáng quý. Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên, được thể hiện qua hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Hai câu tục ngữ ấy nói về đạo lý luôn tưởng nhớ và biết ơn nguồn cội của nhân dân ta. Suốt hàng trăm năm nay, đạo lý ấy vẫn luôn thấm nhuần trong tư tưởng, hành xử của người dân ta. Từ khi còn tấm bé, ta đã được học về bài học biết ơn, kính trọng qua các bài hát, câu thơ, bộ phim hoạt hình. Lớn hơn chút nữa, thì qua cả sách vở và thực tiễn. Những bài học ấy, không chỉ dạy ta nhớ ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. Mà còn cả các chú bộ đội, các y bác sĩ, các cô lao công, các chú bảo vệ, các bác thợ điện… Bởi nhờ có tất cả mọi người, mà ta có điện để dùng, có cơm để ăn, có con đường sạch để đi…

 

Tinh thần luôn nhớ về nguồn cội ấy, còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Mà rõ nhất, chính là qua tập tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta. Vào những ngày rằm, mồng một, cái ngày lễ lớn hay các dịp quan trọng, nhân dân ta đều làm mâm cỗ lớn, thắp nén hương mời ông bà về cùng chung vui. Tập tục ấy thể hiện sự kính trọng, biết ơn và thương nhớ không thôi của con cháu dành cho các thế hệ đi trước. Đồng thời, những ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm cũng góp phần thể hiện truyền thống nhớ ơn tốt đẹp. Đó là ngày tôn vinh các thầy cô, y bác sĩ, thầy thuốc, các thương binh liệt sĩ, các bậc cha mẹ…

Những điều ấy len lỏi vào trong nhịp sống ngày thường. Khiến đạo lý nhớ ơn nguồn cội bất giác trở thành một điều bình thường và hiển nhiên như hơi thở. Trước đây, bây giờ và cho đến mai sau, truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn sẽ vẫn mãi được nhân dân ta giữ gìn và phát huy.

19 tháng 12 2021

tham khao

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

 

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

 

Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

19 tháng 12 2021

Bạn viết rất hay đấy !=^=

A.Văn chứng minh Đề 1: Hãy chứng minh rằng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.B. Văn giải thích Đề 1 :Hãy giải thích ý...
Đọc tiếp

A.Văn chứng minh

Đề 1: Hãy chứng minh rằng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

B. Văn giải thích

Đề 1 :Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Đề  2:                                Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                               Người trong một nước phải thương nhau cùng.

               Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Đề 3: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

1
10 tháng 5 2022

A. Văn chứng minh

Đề 1:

Trong các chiến dịch bảo vệ môi trường sống hiện nay, vấn đề ý thức luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì ý thức con người là yếu tố quyết định trong việc thành bại của các chiến dịch này. Tất cả các chuyên gia đều khẳng định rằng nếu không có ý thức bảo vệ môi trường, thì đời sống của chúng sẽ chịu tổn hại nặng nề.

Bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng cũng mang tính vi mô. Bởi vì nó cần được lan tỏa đến toàn cầu và ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người. Môi trường sống là của chung nhưng cũng là của mỗi người. Đó là tài nguyên đất, không khí, nước, cây cối, khoáng sản, dược liệu… do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Thử hỏi, có ai trong chúng ta không sống dựa vào môi trường chứ?

Ấy vậy mà, chính vì suy nghĩ rằng môi trường sống là của chung, bảo vệ môi trường là việc của chung, mà một bộ phận người đã hành động thiếu ý thức, khiến cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Đó là hành động khai thác tài nguyên quá mức, xả rác bừa bãi, sử dụng lượng lớn các đồ nhựa, nilon dùng một lần, chặt phá rừng bừa bãi, đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường… Mỗi cá nhân làm ra một hành động nhỏ như thế, nhưng khi nhân lên với số lượng người khổng lồ trên toàn cầu thì lại tạo ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, hậu quả ấy không chỉ còn trên sách vở, mà đã và đang hiện diện mạnh mẽ đến không thể bỏ qua trước mắt chúng ta. Đó là sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước. Là sự biến đổi khí hậu khó lường trên toàn cầu. Là những đợt thiên tai ngày càng tàn khốc và xuất hiện dày đặc. Là những chủng bệnh ung thư, những virut, dịch tễ độc hại, khó lường. Tất cả những điều ấy khiến biết bao người phải ra đi, biết bao người phải sống trong đau đớn, biết bao nhà cửa phải tan hoang. Mỗi hành động thiếu ý thức gây hại cho môi trường của chúng ta ngày hôm nay, chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những đau thương mất mát ấy.

 

Chính vì thế, ý thức bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng và cần được chú trọng hàng đầu. Điều đó có thể được thúc đẩy qua hoạt động giáo dục cũng như các chương trình tuyên truyền trên sách báo, phim ảnh, âm nhạc… Đồng thời nên có những hình phạt cứng rắn để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, dù chỉ là một cá nhân. Bởi vì một khi ý thức bảo vệ môi trường được hình thành vững chãi, thì mọi người đều sẽ chung tay với nhau bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh toàn dân trong chiến dịch lớn này.

Đề 2

Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.

Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.

 

Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.

Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 3:

Con người Việt Nam sống trọng tình nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết, đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là sống phải có lòng biết ơn, trân trọng mọi thứ. Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc.

 

Ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 - ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam… Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa.

Học sinh cũng cần học tập theo đạo lí sống tốt đẹp của ông cha. Lòng biết ơn thể hiện qua những hành động nhỏ bé như hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, lễ phép thầy cô giáo, yêu mến bạn bè xung quanh…

Như vậy, đạo lí sống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống ngày hôm nay.

B. Văn giải thích

Đề 1

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Điều đó cũng giống như lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm qua câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu được khái niệm thành công và thất bại. Hiểu một cách đơn giản, “thành công” là khi con người đạt được những mong muốn của bản thân, hoàn thành mục tiêu đã đề ra hay công việc được giao phó… Còn “thất bại” là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” thì thành công và thất bại được đặt trong một mối quan hệ mật thiết. Bởi “mẹ” chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trải qua thất bại mới có thành công. Thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm, bài học để đạt được thành công.

Con người luôn theo đuổi thành công. Nhưng chặng đường để chạm đến thành công lại luôn có khó khăn tiếp bước. Không có một con đường nào là bước đi dễ dàng. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Dù phải trải qua thất bại, nhưng chúng ta cần biết cách đứng lên, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục bước đi thì mới có thể đến đích. Thomas Edison đã phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, ông đã trải qua hàng nghìn lần thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

 

Không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Bản thân mỗi người đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là tồn tại mãi nên khi đạt được, con người không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Đối với mỗi học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhớ giá trị để chúng ta thêm cố gắng học tập, rèn luyện.

Qua giải thích trên, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người, để luôn nỗ lực trên hành trình chạm đến thành công.

Đề 2:

Ông cha ta vẫn thường dặn dò con cháu rằng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao được viết với thể thơ lục bát có vần điệu vừa dễ nhớ lại dễ thuộc. Hình ảnh tấm vải đỏ (nhiễu điều) phủ lên trên giá gương là một hình ảnh hết sức quen thuộc. Chúng là hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau. Nhờ chúng mà tấm gương được giữ gìn sạch sẽ, an toàn. Mượn hình ảnh đó, tác giả dân gian nói đến mối quan hệ giữa những người anh, người em cùng chung dân tộc, cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên. Rằng chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng, mỗi người là một số phận khác nhau, và bất kì ai cũng sẽ có lúc buồn, lúc khó khăn, lúc cần giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ như bị lạc đường, xách đồ quá nặng, bị đau đầu… Hay những việc lớn hơn như đau ốm, thiếu thốn về kinh tế, lạc mất người thân… Những lúc ấy, nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người xung quanh thật đáng quý xiết bao.

 

Sự đưa tay giúp đỡ ấy, không chỉ giúp người gặp khó khăn được vực dậy, được vượt qua hoàn cảnh. Mà nó còn giúp bản thân chúng ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái vì đã làm được một việc tốt. Đồng thời, hành động ấy cũng giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt trong lòng người khác, và giúp tạo mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Cũng chính nhờ vậy, mà mọi người trong cộng đồng có thể tiến lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, gắn bó hơn. Tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh to lớn.

Dù ý nghĩa như vậy, nhưng xung quanh chúng ta vẫn tồn tại một vài cá nhân sống với trái tim lạnh lùng, vô cảm. Những người ấy không hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh mình. Dù là việc nhỏ hay lớn, dù là có thể làm một cách dễ dàng. Khi gặp người khó khăn họ mặc kệ, khi được nhờ vả họ lướt qua. Những cá nhân ấy thật đáng buồn và đáng chê trách. Chính họ đang tự tách mình ra khỏi cộng đồng, xã hội. Để bản thân trở nên cô đơn, bơ vơ và rồi khi họ gặp khó khăn, thiếu thốn thì sẽ khó có được sự toàn tâm toàn ý giúp đỡ của những người xung quanh.

Bởi vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ với những người đồng bào của mình. Đó không chỉ là giúp người mà còn là giúp chính bản thân mình nữa. Những chân lý ấy, được cha ông ta gói ghém gửi đến con cháu trong câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đề 3:

Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.

Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.

Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.

“Học, học nữa, học mãi” - điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.


 
Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.

 

 

31 tháng 3 2022

tham khảo 
Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

 
31 tháng 3 2022

Tham khảo:

Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắn nhủ đến con cháu một lời khuyên sâu sắc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì người trồng cây cần phải mất công trồng cây, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Khi chúng ta được thưởng thức hoa thơm, trái ngọt thì cần phải nhớ đến người trồng cây. Chính vì vậy, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả. Khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Để nhân dân được sống trong hòa bình, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất. Biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà chọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên. Bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông. Ta hãy nhớ kỹ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Cũng đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.

Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.

Tóm lại, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.

31 tháng 3 2022

                                                                      Bài làm                  

  MB: Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

  LĐ1: Giải thích: Chúng ta có thể hiểu được nghĩa đen của nó một cách đơn giản: “Ăn quả” nghĩa là thưởng thức quả ngon, trái ngọt. Nhớ “kẻ trồng cây” nghĩa là nhớ ơn người đã vun trồng chăm sóc cây. Không chỉ dừng lại ở nghĩa đen bình dị đó, câu thành ngữ còn mang theo cả một giá trị tốt đẹp đó là lòng biết ơn.

   Từ “Ăn quả” được ẩn dụ cho sự thừa hưởng kế thừa những thành quả, những giá trị vật chất hoặc tinh thần. “Kẻ trồng cây” chính là hình ảnh ẩn dụ cho những người đã cống hiến sức lao động, đã tạo ra những giá trị, những thành quả đó, hay xa hơn là những thế hệ đi trước đã xây dựng tạo nên nền tảng cho thế hệ chúng ta đang kế thừa.

   LĐ 2: Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây: Thật vậy, bất kỳ thứ gì trên đời này chúng ta sử dụng đều được tạo nên từ sức lao động mà có được, từ bát cơm dẻo thơm, nước uống sạch tinh khiết cho đến quần áo dày dép, xe cộ đi lại, công nghệ thông tin… đều là thành quả của quá trình lao động, nghiên cứu của ông cha ta mà làm nên. Ngay cả khi chúng ta có mặt trên đời đến khi trưởng thành thì chúng ta đã chịu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công ơn này lớn tựa trời biển. Mỗi một giây phút thanh bình, một cuộc sống ấm no chúng ta đang tận hưởng ngày nay đều do các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi trước đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình, an vui lớn của dân tộc.

   Mặc dù cha ông ta ngày xưa không đòi hỏi chúng ta phải biết ơn những công lao vĩ đại đó, song lòng biết ơn là thước đo giá trị đạo đức, là nhân cách của một con người. Khi chúng ta biết trân trọng những giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng, khi biết nhớ về nguồn cội, chúng ta sẽ ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình để sống sẽ có ý nghĩa. Hàng năm đều có những ngày lễ như ngày của cha, ngày của mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…

   Nhưng có một điều có thể coi là gần gũi nhất với chúng ta hằng ngày, đôi khi không có nó chúng ta không thể tồn tại. Có thể do nhịp sống quá vội vàng, chúng ta quên đi rằng mỗi người đang tồn tại trên cuộc đời đều đang nhận rất nhiều thứ về mình. Đó là thiên nhiên. Nó đã mang ại rất nhiều lợi ích như: mang đến những tia nắng ấm áp, khí trời trong vắt, những dòng nước mát lạnh và trong lành, những làn gió thoang thoảng,….

   Những điều thiên nhiên đã ban cho chúng ta là vô số kể, vì vậy đối với mẹ thiên nhiên chúng ta cũng cần phải thể hiện lòng biết ơn đó là tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Lòng biết ơn này chỉ cần thể hiện bằng những việc làm nhỏ nhất hàng ngày: không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo vệ bầu không khí trong lành, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng vừa đủ tránh lãng phí, và sử dụng đi đôi với bảo vệ môi trường.

   LĐ 3: Phản đề: Mặc dù có rất nhiều người có lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh cả tính mạng để cho ra đời một cuộc sống thanh bình, yên ổn. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn không ít người là những kẻ “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó được hưởng thụ một cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước đã để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác”. Những kẻ đó đáng bị xã hội lên án và phê phán một cách dữ dội.

   LĐ 4: Liên hệ bản thân: Ngày xưa vua Thuấn vì có lòng hiếu thảo với đấng sinh thành nên được phong làm Vua của một nước. Ngày nay thời đại mới, chúng ta có thể biết nhiều mối quan hệ xung quanh hơn nữa, nên lòng biết ơn cần được nâng tầm cao hơn nữa chứ không phải dừng lại ở chữ hiếu, nếu ta áp dụng được lòng biết ơn vào cuộc sống hàng ngày thì nhất định chúng ta sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng.

   Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một bài học vô cùng quý giá trên con đường của mỗi chúng ta sau này. Bất kể con đường nào, với hành trang ấy, chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn thiện hơn về mặt tư tưởng đạo đức và văn minh hơn về mặt ứng xử với mọi người, môi trường xung quanh.