1.Câu rút gọn là gì? tác dụng? cách dùng câu rút gọn? cho ví dụ minh họa?
2.Câu đặc biệt? tác dụng của câu đặc biệt? cho ví dụ minh họa?
3.Câu chủ động, câu bị động là gì? nêu mục đích chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Lấy ví dụ cụ thể
4.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. cho ví dụ?
5.Liệt kê.Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ?
#Tham khảo
Câu 1
Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
Ví dụ câu rút gọn:
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Tác dụng câu rút gọnTrong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
Cách dùng câu rút gọnCâu rút gọn không phải lúc nào cũng sử dụng, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Câu 2
Khái niệmCâu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo không theo mô hình chủ vị.
Tác dụng câu đặc biệt là gìCâu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
Ví dụ về câu đặc biệtĐặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh (liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng). Câu 3Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Mục đích: Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD:Thầy giáo khen Nam
C1:=>Nam được thầy giáo khen
C2:=>Nam được khen
Câu 4
Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu hiểu đơn giản tức là dùng các cụm c-v để mở rộng các thành phần trong câu
* Có thể mở rộng nhiều thành phần trong câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ...
+ Mở rộng thành phần chủ ngữ: biến câu có chủ ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có chủ ngữ là một kết cấu c-v ( Gọi là câu mở rộng thành phần chủ ngữ)
VD: Con chuột /làm vỡ lọ hoa ( con chuột- chủ ngữ, làm vỡ lọ hoa-vị ngữ => Kết cấu c-v làm nòng cốt)
-> Con chuột chạy /làm vỡ lọ hoa ( Con chuột-chủ ngữ, chạy-vị ngữ=kết cấu c-v - >chủ ngữ đươc cấu tạo bởi một kết cấu c-v bằng cách thêm từ mới)
+ Mở rộng thành phần vị ngữ: biến câu có vị ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có vị ngữ là một kết cấu c-v
VD: Cái bàn này/ đã gãy ( vị ngữ đã gãy- cụm động từ)
-> Cái bàn này /chân đã gãy ( vị ngữ đã được cấu tạo bởi một kết cấu c-v, chân-cn, đã gay-vị ngữ)
+ Mở rộng thành phần bổ ngữ: biến bổ ngữ không là kết cấu c-v thành câu có bổ ngữ là một kết cấu c-v ( gọi là câu mở rộng thành phần bổ ngữ)
VD: Em /thích quyển sách ( bổ ngữ trong câu đơn này là quyển sách)
-> Em /thích quyển sách mới mua ( bổ ngữ là quyển sách mới mua- là một kết cấu c-v)
Chú ý: bổ ngữ đúng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa ch
Câu 5
Khái niệm liệt kê
Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.
Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.
Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem các ví dụ phép liệt kê bên dưới nhé.
Các kiểu liệt kê
– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:
+ Liệt kê theo từng cặp.
+ Liệt kê không theo từng cặp.
– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:
+ Liệt kê tăng tiến
+ Liệt kê không theo tăng tiến.
Ví dụ về biện pháp liệt kê
Nhận biết phép liệt kê không khó nhưng phân loại chúng phải cần thêm kĩ năng. Hãy xem thêm ví dụ để hiểu hơn biện phép này nhé.
– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.
Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.
– Ví dụ về liệt kê tăng tiến
Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.
– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến
Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.
cảm ơn bản nhưng mình ko thể sao chép được để soạn thành đề cương ôn thi nên bạn có cách nào cho mình ao chép được thì mìn cảm ơn