1.Câu rút gọn là gì? tác dụng? cách dùng câu rút gọn? cho ví dụ minh họa?
2.Câu đặc biệt? tác dụng của câu đặc biệt? cho ví dụ minh họa?
3.Câu chủ động, câu bị động là gì? nêu mục đích chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Lấy ví dụ cụ thể
4.Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. cho ví dụ?
5.Liệt kê.Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ?
2, Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo không theo mô hình chủ vị.
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ về câu đặc biệtĐặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
1,
là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
Ví dụ câu rút gọn:
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Cách dùng câu rút gọnCâu rút gọn không phải lúc nào cũng sử dụng, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm