K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2019

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.

Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật. Khiến cho tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành. Và tâm trạng đó của người tù cộng sản được bộc lộ rõ nhất trong bốn câu thơ cuối:

“Ta nghe hè dậy bên lòng…

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Ở khổ thơ đầu bài thơ, là một bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và tràn đầy màu sắc, âm thanh. Chính trí tưởng tượng và trí nhớ cùng với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh đó với tất cả mọi thứ đều được tô đậm và đẩy lên mức cao nhất của rực rỡ. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu và lòng khao khát sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống và thiên nhiên. Thế nhưng, mộng tưởng đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tế đối với tác giả lại phũ phàng, cay nghiệt bấy nhiêu.

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Thế nhưng khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình. Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.

“Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Có thể thấy, dù là mở đầu hay kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú vẫn mang biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do đầy ám ảnh đối với người tù cộng sản. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, tâm trạng của người tù khi lắng nghe tiếng chim tu hú lại khác nhau, ở đầu bài thơ, khi nghe tiếng chim, người tù khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”. Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.

6 tháng 4 2022

Một số gợi ý cảm nhận để làm bài còn câu hỏi tu từ bạn tự suy nghĩ thêm vào bài nhé:

Cảm nhận:

   - Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm.

   - Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh.

- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. 

   - Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả.

   - Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

20 tháng 10 2021

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đang gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

 

Cô đã tin điều bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của mình. Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có, là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-Xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. , Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Be-man: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hãy nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

22 tháng 11 2021

iiiiiiiii ko biếtttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

6 tháng 5 2019

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi.Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”.
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".
Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.
Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...
Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

10 tháng 6 2019

lấy trên mạng đúng không:)

3 tháng 5 2023

Đừng chỉ biết sống thờ ơ, vô cảm hay chỉ biết che giấu cảm xúc của mình. Hãy như Tế Hanh, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam

16 tháng 9 2023

Đoạn tham khảo 

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.

16 tháng 9 2023

“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, hết lòng yêu thương học trò. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.

- Phó từ là những từ in đậm

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)