K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy. 
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy. 
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được… 
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài. 
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. 
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ. 
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ. 
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu. 
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn. 
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình. 
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

24 tháng 4 2019

từ xưa đến nay em ms đi đúng 1 chuyến du lịch nhớ đời

xì đó đi lâu rồi nên em quên mất nhờ bạn kế bên cho em mượn bài đọc nha cô!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

23 tháng 2 2018

 Môi trường là 1 nỗi lo đối với m.n nơi đây do rác có mặt ở nhìu nơi. Khí thải từ nhà máy làm 0 khí 0 còn trong lành sạch sẽ nữa.Con ng tàn phá rừng và nạn chày rừng do mùa khô kéo dài vẫn xảy ra ở vùng nông thôn này

         Chúng ta vẫn chưa biết chính chúng ta đã phá hoại ~ khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp này..

23 tháng 2 2018

Năm ngoái, những học sinh xuất sắc của trường ......... được Ban Giám hiệu thưởng cho một chuyến du lịch miền Nam.

Con tàu tốc hành đưa chúng em từ Hà Nội vào thăm thành phố mang tên Bác đang vun vút lao trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Phong cảnh hai bên đường thật tuyệt vời! Việt Nam quả là một giang sơn gấm vóc! Cô giáo Lan, trưởng đoàn thông báo tàu chuẩn bị vượt đèo Hải Vân, đèo dài nhất trên lộ trình Bắc Nam - một cảnh quan nổi tiếng của nước ta.

Kia rồi! Đèo Hải Vân đã hiện ra trước mắt. Dãy Trường Sơn sừng sững chắn ngang. Từ xa, chúng em đã nhìn thấy con đường đèo ngoằn ngoèo uốn khúc vắt từ sườn núi này sang sườn núi nọ.

Đã đến chân đèo. Con tàu giảm tốc độ, ì ạch kéo các toa đầy hành khách từ từ leo dốc. Dù đã được lắp thêm một đầu máy đẩy phía sau, nó vẫn trườn đi một cách nặng nhọc. Có lúc, đoàn tàu chui vào đoạn đường hầm hun hút, tối om xuyên qua lòng núi. Có lúc, nó bám cheo leo vào sườn núi, hoặc lượn vòng như con rắn khổng lồ. Không gian tĩnh mịch và thoáng đãng. Thỉnh thoảng, có tiếng chim rừng lảnh lót trong nắng sớm.

Xa xa, biển Đông bao la tít tắp nối liền với chân trời. Những chỗ biển ăn sâu vào chân núi tạo thành những vũng, những vịnh xinh xinh, nước xanh ngăn ngắt. Thỉnh thoảng hiện ra trong tầm mắt du khách những cồn cát trắng có rặng dừa xanh viền quanh làng chài ven biển. Dăm ba chiếc thuyền sau một đêm ra khơi đang từ từ về bến. Đoàn tàu lướt đi trong mây gió bồng bềnh. Xuống đến chân đèo, ta thấy biển xanh hiện ra gần gũi lạ thường. Hành khách có thể nhìn rõ từng cánh chim hải âu chao mình trên sóng rồi bay vút lên cao. Từng đợt sóng dào dạt vỗ bờ, bọt tung trắng xoá. Gió biển mát lộng mang lại sự sảng khoái lạ thường cho du khách.

Đèo Hải Vân phân chia rõ rệt khí hậu hai miền Bắc Nam. Hình như mọi cơn gió lạnh, mọi trận mưa phùn đều dừng lại phía Bắc đèo. Tạo hoá sắp đặt mới khéo làm sao! ở đây có đủ trời mây, non nước hữu tình. Đèo Hải Vân là một cảnh quan hùng vĩ hiếm có của nước ta. Ai đã qua đây một lần, ắt không thể nào quên.

29 tháng 12 2021

có ai ko giúp mình với

 

29 tháng 12 2021

Tham khảo:D

Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre

6 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trên cõi đời này, ai mà chả có một người mẹ, một người yêu thương, quan tâm chăm sóc ta khi ta vừa mới lọt lòng.Mẹ là một người rất quan trọng với tôi. Chắc ai cũng được lớn lên trong vòng tay của(Quan hệ từ) mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè nắng chói chang(Từ láy), oi ả. Với tôi mẹ là người quan trọng nhất với tôi. Tôi mang ơn mẹ cả đời này. Mẹ tôi đã chăm sóc từ khi tôi mới lọt lòng. Tôi còn nhớ có những lần tôi ốm và (Quan hệ từ) mẹ đã thức cả đêm để chăm sóc cho tôi, có lần thấy tôi chưa ngủ mẹ lại vào giục tôi ngủ để mai còn dậy sớm đi học. Mẹ tôi rất chăm, ngày nào mẹ cũng làm việc từ sáng sớm tinh mơ đến khi trời đã tối. Người đã dành một đời để hi sinh vì con cái. Chính vì vậy, dù xưa hay nay, người ta vẫn luôn ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng(Từ láy). Tôi cũng rất yêu, rất thương mẹ và rất tự hào vì là con của mẹ.

19 tháng 2 2022

TK

Sau chuyến tham quan thực tế tại núi Côn Sơn, Kiếp Bạc, tôi càng thấy yêu thêm quê hương đất nước mình. Cuộc sống được hòa mình vào thiên nhiên thật là tuyệt. Đây khóm trúc xanh, kia rặng đồi xanh, xa và cao nữa là bầu trời xanh trong vời vợi. Tất cả được bao phủ bởi sắc xanh tươi mát. Đến Côn Sơn vào mùa hè oi bức, nhưng ở đây không khí lại vô cùng trong lành mát mẻ và yên tĩnh, khác hẳn với bầu không khí ồn ào khói bụi nơi thành thị tấp nập ngoài kia. Chúng tôi có thể nằm dài hàng giờ thư giãn trên bãi cỏ xanh, cùng ngắm nhìn bầu trời và tânn hưởng từng ngọn gió mơn nhẹ.. Thiên nhiên đất nước mình thật đẹp quá! Tôi và các bạn tự nhủ nhất định bảo vệ và gìn giữ những cảnh đẹp như thế này, để mai sau chúng tôi sẽ quay lại đây, được đăm mình trong màu xanh cây lá một lần nữa.

19 tháng 2 2022

Câu trả lời :

Tuần trước,em được đi tham quan ở Đà Nẵng .Khi đến đây, em kinh ngạc vì vẻ đẹp của lộng lẫy của nơi này.Nơi đẹp nhất ở đây là bãi biển,cứ đến hè là tất cả mọi người sẽ đến đây tắm biển.Và người dân tại đây cũng rất thân thiện , làm em có ấn tượng sâu sắc thêm về Đà Nẵng. Sau khi về , em nhận thấy Đà Nẵng là nơi đẹp nhất Việt Nam, vì có những thứ vô cùng tuyệt vời . 
 

Văn vẻ của mình không được hay lắm, nhưng bạn đọc rồi góp ý cho mình để sửa sai nha.

5 tháng 2 2023

a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học

b, 

Gợi ý cho em các ý:

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...) 

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì? 

Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm

+ Không nhớ đến các phong tục

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống

...

Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc: 

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa 

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa 

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc 

... 

Dẫn chứng: 

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa

Mở rộng vấn đề: 

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_ 

5 tháng 2 2023

a). Cảm xúc:

+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.

+ Tiếc thương cho ông đồ.

b). 

Đoạn văn:

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.

13 tháng 12 2016

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

13 tháng 12 2016
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
4 tháng 1 2022

TK

Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.