Đặt một câu có biện pháp ẩn dụ và hoán dụ.Mk nói nè là câu tự bản thân đặt nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .
-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .
- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .
-Hoán dụ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .
Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.
So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
4 câu trần thuật đơn có từ "là":
- Tôi là người hâm mộ của Sơn Tùng.
- An là bạn thân nhất của tôi.
- Tôi là người miền nam.
- Mẹ tôi là giáo viên.
4 câu trần thuật đơn không có từ "là":
- Những chú gà con kêu chiếp chiếp trong khu vườn nhỏ.
- Hôm nay, tôi rất vui.
- Tôi đang dùng máy tính.
- Tôi đang học bài.
2 câu có biện pháp tu từ so sánh:
- Những bông hoa phượng như biểu tượng của tổ quốc Việt nam.
- Mẹ em đẹp như hoa.
2 câu có biện pháp tu từ ẩn dụ:
- Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.
- Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ.
2 câu có biện pháp tu từ hoán dụ:
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
2 câu có biện pháp tu từ nhân hóa:
- Bác gà trống đứng thật oai vệ.
- Cụ bàng tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi
Tham khảo
ẩn dụ:
. Ẩn dụ phẩm chất: Dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về phẩm chất của người cha với Bác Hồ. Hình ảnh Bác chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ giống như người cha ruột đang chăm sóc cho những đứa con yêu của mình..
hoán dụ:
Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Hình ảnh hoán dụ “trái đất” để chỉ tất cả những con người đang sống trên trái đất này
TK:
Bình minh vừa rạng, phương đông ửng hồng. Từ phía xa xa, ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng: "Ò ó o o" ,... từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi. Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa. Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !
Vì lợi ích 10 năm trồng cây
vì lợi ích trăm năm trồng người
trời nắng chảy qua mặt
Ẩn dụ :
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
Tác dụng : Đây là phép ẩn dụ, ý nói thuyền là người con trai và bến là người con gái . Sự nhớ mong chờ đợi của người con gái đối với chàng trai khi xa nhà xa quê hương
Hoán dụ :
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Tác dụng : Đây là phép hoán dụ , là câu nói quen thuộc của Bác Hồ nói về việc rèn luyện , đạo đức con người
dài thế
mik chịu
bn tự làm đi !!!
nếu nó ngắn hơn thì mik sẽ giúp ~~~
Cảm ơn vì đã góp ý nhưng mình thi xong lâu rùi bạn ơi
Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt
Có mấy loại ẩn dụ? Ví dụ của từng loại.
Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:
1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)
Ví dụ:
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)
Ví dụ:
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)
Ví dụ:
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ:
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.
Có mấy loại hoán dụ? Ví dụ của từng loại
Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là
1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ:
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.
2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ:
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.
3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Ví dụ:
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.
4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.
của bạn đúng rồi nhưng đay chỉ có 1 câu bn tự đặt còn mấy câu khác là tục ngữ mà