nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau
- Sông ngòi Bắc Bộ:
+ Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.
+ Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).
- Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.
- Sông ngòi Nam Bộ:
+ Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...
+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
#)Trả lời :
So sánh
Giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
#~Will~be~Pens~#
- Bắc Bộ: Sông ngòi ở Bắc Bộ thường có chế độ nước phong phú và ổn định. Với hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Bắc và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây thường không quá mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa.
- Trung Bộ: Sông ngòi ở Trung Bộ có chế độ nước và lũ khá đa dạng. Với địa hình đồi núi và sự ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi từ Bắc Bộ và Nam Bộ, chúng thường có nguồn nước từ nhiều nguồn khác nhau. Chế độ lũ ở đây có thể biến đổi từ mạnh đến yếu và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.
- Nam Bộ: Sông ngòi ở Nam Bộ có chế độ nước và lũ phức tạp. Với hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều và ảnh hưởng của biển Đông, chúng thường có nguồn nước từ các dãy núi phía Tây và từ biển Đông. Chế độ lũ ở đây có thể rất mạnh mẽ và thường xảy ra vào mùa mưa và bão.
HƯỚNG DẪN
- Sông ngòi Bắc Bộ
+ Mùa lũ từ tháng VI - X (5 tháng), trừng với thời gian mùa mưa (tháng V - X).
+ Đỉnh lũ là tháng VIII, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ tập trung nhanh và kéo dài, do các sông ở đây có dạng nan quạt (Ví dụ: sông Hồng với các phụ lưu là sông Lô, sông Đà; một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng); một số sông ở Đông Bắc thường có độ dốc nhỏ.
- Sông ngòi Trung Bộ
+ Mùa lũ từ tháng IX - XII (4 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng VIII -1).
+ Đỉnh lũ là tháng XI, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ lên nhanh và đột ngột, do sông ngắn và dốc, lưu vực nhỏ và độc lập.
- Sông ngòi Nam Bộ
+ Mùa lũ từ tháng VII - XI (5 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng V - XI).
+ Đỉnh lũ là tháng IX, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ, do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Ngoài ra, sông Tiền, sông Hậu (đoạn cuối của sông Mê Công chảy vào nước ta) có hình lông chim và được điều hòa nước bởi Biển Hồ ở Campuchia.
a) Điểm khúc nhau cơ bản về cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- Cơ cấu ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ:
+ Gồm các ngành công nghiệp: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm,...
+ Khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng.
- Cơ cấu công nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Gồm các ngành công nghiệp: cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...), khai thác khoáng sản (cát, titan,...),...
+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (thủy, hải sản,...) đóng vai trò quan trọng nhất vùng.
b) Nguyên nhân
- Bắc Trung Bộ có tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành ngư nghiệp rất phát triển, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn(I- ê- nit- xây, Hoàng Hà, Trường Giang, S. Ấn, S. Hằng,...) nhưng phân bố không đều.
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông ngòi dày, mùa đông sông đóng băng, mùa hạ có lũ do băng tan.
+ Tây và Trung Á: Ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tan.
+ Khu vực Châu Á gió mùa: nhiều sông ngòi , có lượng nước lớn vào mùa mưa.
* Bắc Á:
Mạng lưới sông dày (I-ê-nit-xây, Lê-na, Ô-bi)
Mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan
*-Đông Nam Á, Nam Á-
Khu vực châu Á gió mùa có nhiều sông lớn :Mê Công, Ấn, Hằng…
Có lượng nước lớn vào mùa mưa.
* Tây và Trung Á:
Ít sông (Tigơ-rơ,Ơ-phơ-rat, Xưa-đa-ri-a, A-mua- đa-ri-a, )
Nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.
miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
- Sông ngòi Bắc Bộ:
+ Có chế độ nước theo mùa, thất thường.
+ Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), cao nhất vào tháng 8. Lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.
+ Một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu sông Hồng.
+ Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Sông ngòi Trung Bộ:
+ Thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.
+ Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão lớn.
+ Mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.
+ Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.
- Sông ngòi Nam Bộ:
+ Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...
+ Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
+ Có 2 hệ thống sông lớn: hệ thống sông Mê Công, hệ thống sông Đồng Nai.
+ Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á (dài 4300 km, chảy qua sáu quốc gia). Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, song cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.
So sánh, sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực
*Bắc Bộ
-Gồm nhiều hệ thống sông lớn
- Chế độ nước thất thường
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng từ tháng 6-10 cao nhất là tháng 8. lũ tập trung nhanh và kéo dài
* TrungBộ
- Gồm các hệ thống sông nhỏ, ngắn,dốc,phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập
- Lũ lên nhanh đột ngột.
- Mùa lũ muộn hơn sông Bắc Bộ vào cuối năm từ tháng 9-12
* Nam Bộ
- Gồm các hệ thống sông lớn , lòng sông rộng và sâu
- Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơnsông Bắc Bộ và Trung Bộ - Mùa lũ từ tháng 7-11
Giải thích : Có sự khác nhau về chế độ nước của sông ở 3 khu vực như trên chủyếu là do
+ Đặc điểm địa hình , hình dạng lãnh thổ ở 3 khu vực khác nhau
+ Do đặc điểm khí hậu đặc biệt là thời gian mùa mưa ở 3 khu vựckhác nhau