K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2019

1. Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.

+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.

+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.

* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. (Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo). Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.

* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…

4. Đánh giá

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.

– Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống.

15 tháng 4 2019

MB:

- Dẫn dắt vào vất đề....

- Trích ý kiến

TB:

1.GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH

– Văn học chân chính:là những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người.
– lời đề nghị: đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo.
– lẽ sống: giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới.
Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng lí tưởng sống, giá trị sống cho con người.

2. BÀN LUẬN

– Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người …
– Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người…
– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
– Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…

3.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM"LÃO HẠC"-NAM CAO ĐỂ LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH

*GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. . Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn Lão Hạc lột tả hết sức chân thật về hoàn cảnh, sự bất công, nỗi thống khổ của lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung khi phải chịu cả hai sự áp bức của cả thời phong kiến và của thực dân Pháp. Lão Hạc là tác phẩm của lòng nhân ái và sự hi sinh cao cả, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được sự yêu thương trân trọng của nhà văn Nam cao đối với người nông dân và người lao động.

* TÁC PHẨM "LÃO HẠC" LÀ MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG:

Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu và chất phác. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão giục lão bán đi mảnh vườn nhưng lão nhất quyết không chịu vì “bán ruộng đi cưới vợ về thì ở đâu?” vả lại “bán cũng không đủ tiền để lấy vợ”, không chịu nổi hoàn cảnh nghèo khó nên anh con trai lão Hạc đã quyết định đi làm cao su, đi biền biệt ba, bốn năm không về.

Hằng ngày lão lủi thủi đi làm công, chắt chiu từng đồng, mặc dù sống nghèo đói thế nhưng lão Hạc vẫn nhất quyết không chịu bán đi mảnh vườn ấy, vì đó là tài sản duy nhất mà lão muốn để lại cho con trai lão. Làm bạn với lão duy nhất bây giờ chỉ có mỗi ông Giáo và chú chó nhỏ mà con trai lão mua trước khi đi, cậu Vàng. Lão Hạc xem cậu Vàng như con trai mình, mỗi khi lão uống rượu thì nó nằm cạnh bên, lão ăn gì nó ăn nấy, thỉnh thoảng lão ôm nó bắt ve, có nó thì đời sống của lão hạc cũng bớt buồn tẻ.

Rồi lão ốm, ốm một trận đến tận hai tháng, mười tám ngày, tiền bạc lão Hạc dành dụm để lo cưới cho cậu con trai đều sạch nhẵn, lão yếu đi việc nặng không làm nổi, việc nhẹ thì đã có phụ nữ làm, không còn ai thuê lão hạc nữa, cuộc sống đã khổ nay còn túng thiếu hơn. Lão hạc đã đưa ra một quyết định đau lòng đó là bán đi cậu Vàng, người thân duy nhất ở bên cạnh lão. Giờ thì người bạn duy nhất của lão hạc chỉ còn lại ông Giáo, lão mang tất cả tài sản của mình là ba sào ruộng, và hai mươi nhăm đồng lão chắt chiêu được và cả năm đồng bán cậu Vàng gửi cả cho ông Giáo, mảnh vườn lão để lại cho con, còn tiền thì lão để làm ma chay cho mình vì “lão già yếu lắm rồi, con thì không ở nhà, lỡ chết mà không ai đứng ra lo thì lại làm phiền làng xóm, lão chết không nhắm mắt được”. Đấy lão hạc lo xa thế đấy, đến cả lúc nhắm mắt xuôi tai thì vẫn sợ làm phiền hàng xóm, một đức tính thật cao đẹp.

Bao nhiêu tiền lão hạc đều đưa hết cho ông giáo, không còn tiền để ăn lão suốt ngày chỉ ăn khoai, khoai hết lão chế được món gì thì ăn món nấy, hôm thì ăn rau má và cả sung luộc. Mỗi khi ông Giáo ngỏ ý muốn giúp thì lão lại gạt phăng đi, từ chối. Đến khi không còn gì để ăn lão hạc tìm đến binh Tư, một người chuyên nghề ăn trộm, để xin ít bả chó. Binh tư thậm chí đến cả ông Giáo đều coi thường lão, nghĩ lão đã túng quẫn đến mức phải theo gót Binh Tư để có cái ăn. Nhưng đến khi ông Giáo sang nhà lão Hạc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, lão Hạc tóc tai bù xù, vật vã, bọt mép sùi ra, khắp người co giật, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết, ngoài binh Tư và ông Giáo thì không còn ai biết lão hạc đã chết như thế nào.Vậy nên trong cuộc sống này ta thấy còn rất nhiều điều cần đáng được trân trọng, Lão Hạc mặc dù thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội cũ nhưng tấm lòng của lão lại cao đẹp biết bao, lão sợ làm phiền ông giáo, làm phiền bà con xung quanh, và sợ sẽ bòn tiền mà lão dành dụm lại cho con trai mình nên mới chọn cách ra đi như vậy. Truyện ngắn “ Lão hạc”của Nam Cao là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, và hết lòng ca ngợi những phẩm chất cao quý của người lao động.

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

4. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

KB:

-khẳng định lại vấn đề

- rút ra bài học nhận thức cho bản thân

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

24 tháng 3 2021

Bằng những câu từ, hình ảnh đơn giản gần gũi của tác phầm Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải đã gợi lên không chỉ trong bản bẩn mà còn cho mọi người một điều đáng trân quý về lẽ sống cao đẹp
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. "Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp. Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống! Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời.

 

Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

24 tháng 5 2018

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.